Thất thoát sau cổ phần hóa: Cách nào thu hồi tài sản nhà nước?

Đức Anh/HNM| 23/10/2018 11:13

Những khu đất "vàng" hay các thương hiệu lớn vốn là tài sản nhà nước có giá trị được định giá sai và bị mua lại với mức chỉ bằng một phần nhỏ so với giá trị thực tế. Những vụ việc này đã khiến hàng loạt tài sản nhà nước có giá trị lớn bị thâu tóm, đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh tay của các cơ quan chức năng nhằm thu hồi tài sản đã bị thất thoát.

Thất thoát sau cổ phần hóa: Cách nào thu hồi tài sản nhà nước?
Một trong những đơn vị cổ phần hóa gây thất thoát tài sản nhà nước.

Sau cổ phần, hàng nghìn tỷ đồng "bốc hơi"

Thời gian qua, dư luận không khỏi bức xúc trước tình trạng hàng loạt khu đất "vàng" hay giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp nhà nước bị thâu tóm với giá rẻ, gây thất thoát lớn vốn nhà nước. Câu chuyện cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, hay Cảng Quy Nhơn là điển hình cho việc tài sản nhà nước bị thất thoát dễ dàng trong quá trình cổ phần hóa. Hãng Phim truyện Việt Nam đã về tay Tổng công ty Vận tải thủy, với giá bán chỉ khoảng 50 tỷ đồng. Trong khi đó, theo Quyết định 4126/QĐ-BVHTTDL ngày 26-11-2015 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tổng giá trị thực tế của Công ty TNHH MTV Hãng Phim truyện Việt Nam tại thời điểm 30-9-2014 là hơn 91,7 tỷ đồng...

Quá trình thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn để chuyển nhượng cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành cũng khiến dư luận không khỏi băn khoăn khi giá trị chỉ được định giá 404 tỷ đồng? Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, việc cổ phần hóa, thoái hết vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn thực hiện không đúng Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 và có nhiều sai phạm phải xử lý nghiêm khắc. 

"Vá" những "lỗ hổng"

Trước những sai phạm trong việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải chủ trì, chỉ đạo, thực hiện thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu nhà nước vì Bộ Giao thông - Vận tải đã cho phép Vinalines chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp là trái thẩm quyền. Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn hạch toán giảm chi phí khấu hao tài sản cố định, tăng lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước 5,236 tỷ đồng; thực hiện việc niêm yết cổ phiếu Cảng Quy Nhơn trên sàn giao dịch chứng khoán theo pháp luật. Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải chủ trì kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn.

Đánh giá về những “lỗ hổng” trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, một lĩnh vực có nguy cơ gây thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa là khâu định giá tài sản doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi định giá tài sản nhà cửa, vật liệu kiến trúc… đã không tuân thủ việc ưu tiên áp dụng đơn giá xây dựng cơ bản do cơ quan thẩm quyền ban hành tại thời điểm gần nhất… Thực tế này cho thấy, nếu thực hiện cổ phần hóa không tốt, không đúng lộ trình sẽ gây nguy cơ thất thoát vốn nhà nước.

Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cũng phân tích, vấn đề lớn nhất là tính tuân thủ pháp luật. Ở đây không chỉ là pháp luật về cổ phần hóa mà còn liên quan đến đất đai, xác định giá trị doanh nghiệp và những quy định đặc thù của ngành… Tất cả các quy định đó nhằm bảo đảm xác định tính đúng, tính đủ, sát thị trường về giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi xác định được giá trị doanh nghiệp thì phải bảo đảm công khai, minh bạch. Cần có sự trao đổi giữa các bên trong Ban Chỉ đạo cổ phần hóa để có sự phản biện, giúp xác định đúng giá trị; nếu cần thiết thì yêu cầu Kiểm toán Nhà nước kiểm toán lại. Trong quá trình cổ phần hóa, việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần là giai đoạn then chốt, nhưng thời gian qua còn nhiều bất cập. Việc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu, góp vốn liên doanh, liên kết... bằng giá trị thương hiệu với các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp là rất quan trọng. Quan trọng hơn là sau cổ phần hóa, chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp có đất phải quản lý chặt, khi doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuất sang đất ở, đất thương mại thì phải thu hồi, đấu giá công khai để thu về cho Nhà nước với giá trị cao nhất. Trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương nơi trực tiếp quản lý đất đai. Để phòng ngừa thất thoát vốn nhà nước sau cổ phần hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, đã tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa, góp phần hạn chế thất thoát vốn nhà nước. 
(0) Bình luận
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
  • Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam - Vietnam Expo 2025
    Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng 2/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đây là hội chợ thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam từ năm 1991 do Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại chỉ đạo và Công ty Vinexad tổ chức.
  • Triển lãm quốc tế Thiết bị và Công nghệ Quảng cáo Việt Nam – VietAd 2025
    Ngày 1/4, Triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo Việt Nam (VietAd 2025 Hà Nội) cùng với Triển lãm quốc tế màn hình thông minh và hệ thống tích hợp Việt Nam (Vietnam Smart Display 2025-Hà Nội) đã khai mạc tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia (số 1 phố Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
  • Herbalife Việt Nam tài trợ dinh dưỡng tiếp sức cho các vận động viên
    Ngày 20/3/2025, tại Hà Nội, Herbalife Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết với Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) và Ủy ban Paralympic Việt Nam (VPA), công bố tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho các vận động viên (VĐV) và VĐV người khuyết tật xuất sắc trong năm 2025. Sự kiện có sự tham gia của khoảng 200 VĐV, huấn luyện viên, VĐV người khuyết tật và huấn luyện viên người khuyết tật, cùng đại diện các cơ quan ban ngành và Herbalife Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
Thất thoát sau cổ phần hóa: Cách nào thu hồi tài sản nhà nước?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO