Văn hóa – Di sản

Thanh Hóa đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội đền thờ Lê Hoàn

Kim Thoa 20:54 28/04/2023

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

image00120230427225001.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền thờ Lê Hoàn cho tỉnh Thanh Hóa. (ảnh: baoxaydung.com.vn)

Ngày 27/4 (tức ngày 8/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023, kỷ niệm 1018 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: "Năm Ất Tỵ (năm 1005), Hoàng đế Lê Đại Hành băng hà, thọ 64 tuổi. Để tỏ lòng tri ân công đức cao dày của ông đối với dân tộc, nhân dân đã lập đền thờ ở nơi sinh ra ông để thường xuyên thờ phụng.

Cùng với xây dựng đền thờ, các thế hệ người dân trong vùng đã hình thành và phát triển nên một lễ hội đặc sắc - Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Lễ hội được thể hiện qua các nghi lễ truyền thống, tái hiện lại nhiều tục lệ rất độc đáo gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân dưới triều Hoàng đế Lê Đại Hành, như trò trại binh thời Lê Hoàn và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian khác. Với những giá trị to lớn và nét độc đáo, năm 2023, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn đã được ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia".

Theo sử sách ghi lại: Lê Hoàn xưng Đế vào năm Canh Thìn (năm 980), sau đó vua thân chinh đi đánh giặc và đã lập nên chiến công hiển hách phá Tống, bình Chiêm - mãi mãi là niềm tự hào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Không chỉ tài thao lược, đánh trận, trong suốt thời gian trị vì, Hoàng đế Lê Đại Hành còn thể hiện tài năng ngoại giao xuất sắc và được xem là người đã đặt nền móng ngoại giao cho nước Việt với các quốc gia lân bang.

Hoàng đế Lê Đại Hành còn thực hiện nhiều cải cách tiến bộ vượt bậc, làm cho đất nước luôn bình yên, cuộc sống của Nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Năm Ất Tỵ (năm 1005), Hoàng đế Lê Đại Hành băng hà, thọ 64 tuổi. Để tỏ lòng tri ân công đức cao dày của Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành đối với dân tộc, sau khi Hoàng đế băng hà, Nhân dân đã lập đền thờ ở nơi sinh ra ông để thường xuyên thờ phụng.

Cùng với xây dựng đền thờ, các thế hệ người dân trong vùng đã hình thành và phát triển nên một lễ hội đặc sắc - Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Lễ hội được thể hiện qua các nghi lễ truyền thống tái hiện lại nhiều tục lệ rất độc đáo gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân dưới triều Hoàng đế Lê Đại Hành, các “Trại binh thời Lê Hoàn”, tổ chức nhiều trò chơi, trò diễn dân gian... Với những giá trị to lớn và nét độc đáo, năm 2023, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn đã được ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao trao Chứng nhận Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho tỉnh Thanh Hóa.

Sau các nghi thức phần lễ, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đánh trống khai hội Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023.

Bài liên quan
  • Lễ hội chùa Láng - Lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội
    Vào tháng Ba âm lịch, một trong những lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội phải kể đến là Lễ hội Chùa Láng ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa Láng (hay còn gọi là Chiêu Thiền tự) là một ngôi chùa cổ, nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vị danh sư nổi tiếng thời Lý.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 1/2 đến 28/2/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi sự kiện đặc sắc trong khuôn khổ chương trình "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc". Đây là dịp để tôn vinh và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường sự gắn kết, đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc trong những ngày đầu xuân.
  • “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ”: Góc nhìn trữ tình và chân thực về xứ Huế
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ”. Đây là tác phẩm mới nhất trong sê-ri sách du lịch, được viết bởi tác giả Nguyễn Thái Bình cùng với nhóm biên soạn. “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ” không chỉ đơn thuần là một cuốn du ký, mà còn là một bộ bách khoa toàn thư mini về Huế - một trong những địa danh văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
  • [Podcast] Bản “hòa âm Hà Nội lúc Tết đến xuân về
    Hà Nội những ngày Tết đến xuân về thật đặc biệt. Đó không chỉ là không khí rộn ràng của ngày Tết mà còn là cơn gió vừa đủ lạnh để mọi người xuýt xoa; nắng cũng vừa đủ ấm để muôn hoa chớm nở chào xuân. Trong không gian bình yên và dịu dàng ngập tràn sắc xuân của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội, ta thấy xốn xang hơn và dường như Tết đang đến thật gần. Trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau hòa mình vào không khí những ngày cuối năm của Hà Nội.
  • Hà Nội kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên iHanoi
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 23/1/2025 về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định sẽ đảm bảo trật tự, an toàn và văn minh
    Lễ hội Khai ấn đền Trần tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 8/2 đến 13/2 (tức ngày 11 đến 16 tháng Giêng âm lịch).
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội đền thờ Lê Hoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO