Tháng cuối yêu thương

HNMCT| 14/01/2022 11:48

Gió mùa về, mây giăng mờ trên hàng cây trước cửa. Mẹ khẽ nhắc chuẩn bị đem áo quần trong tủ ra xem. Sáng sớm đã thấy hơi sương lành lạnh. Lời mẹ lẫn tiếng lá lạo xạo sau nhà, bỗng thấy dìu dịu chảy những yêu thương cũ kỹ. Tháng Chạp se sẽ về - tháng mẹ sinh mình một ngày đầu đông vất vả.

Tháng cuối yêu thương
Minh họa: Khuê Diệp.

Mẹ bảo mình chào đời tầm chập tối - đối chiếu thì giờ sinh không đến nỗi nào. Các cụ vẫn quan niệm sinh giờ nhàn nhã hay vất vả ứng với việc thời điểm chào đời là lúc con giáp năm đó được nghỉ ngơi hay còn làm việc. Số xênh xang hay eo hẹp là lúc đã được ăn uống đủ đầy hay còn chờ bữa. Chả biết có đúng không? Nhưng chắc chắn không phải sinh giờ đẹp là cứ ngồi chờ mọi thứ tự nhiên đến. Khi sinh con, mình thấm thía và thương mẹ nhiều hơn. Thốt nhiên, bắt chước mẹ nhẩm xem giờ con sinh ra vất vả hay được an nhàn? Có những điều vô thức lặp lại mà không cần lý do hay chuẩn bị.

Và tự bao giờ, cũng theo nếp mẹ, khi những cơn gió đầu tiên ùa về - một buổi nào rảnh rỗi lại lật giở đống quần áo mùa trước ra chọn lựa. Những chiếc áo dài tay, mong mỏng để làm duyên với gió cuối thu, những chiếc khăn nhẹ nhàng dành cho buổi sớm mai hay chập tối có việc ra đường, găng tay và mũ cho những ngày đông giá. Gió đã về nhưng vẫn sẽ có những ngày nắng gắt bừng dai dẳng nên nhiều đồ dày, ấm sực vẫn còn chen chúc ở lớp tủ dưới cùng. Mùi tinh dầu oải hương vương vất ấm nồng cả căn phòng, quyện bay lên theo từng nếp áo, nếp khăn. Bỗng nhớ da diết mùi băng phiến năm xưa của mẹ - thứ mùi vẫn bám riết áo quần mấy anh chị em những ngày đầu tiên của mùa mới. Giống như vẫn nhớ hoài bông hoa màu đỏ trên chiếc áo mẹ mua cho ngày sinh nhật lớp 1. Bông hoa rực rỡ như nụ cười của mẹ khi ướm tấm áo còn cưng cứng chất hồ lên đứa con bé nhỏ. Cái cảm xúc ngọt ngào và trong trẻo đó cứ theo dọc những nẻo đường, những tháng năm thơ ấu khốn khó. Bông hoa nhỏ nhắn như một tín hiệu đáng yêu, sâu đậm. Mình luôn tin rằng, mỗi thứ đồ gắn với một người nào đó cũng như duyên nợ nên sau này không nỡ bỏ đi nhiều thứ xinh xắn, dễ thương của con gái. Dù bé con ngày nào đã lớn phổng phao hơn bao nhiêu lần lúc thơ bé. Cứ có cảm giác gặp lại những yêu thương, dấu cũ mỗi khi nhìn thấy hình ảnh đã xa, nhất là khi xếp tủ quần áo lúc chuyển mùa - lúc gió đông gõ cửa, mùa thu còn dủng dẳng đi - về.

Không hiểu những ngày đầu đông năm xưa có khác bây giờ? Mẹ kể, sáng sớm mang đồ ra ao sau nhà giặt, tay chân buôn buốt. Bà ngoại ở xa chưa kịp xuống, để lại dấu tích sau này trở trời tay mẹ lại nổi gân xanh và ớn lạnh.

Sương sớm gió chiều cuối năm làm nhiều loài hoa rã cánh, nhiều loài thì chưa kịp nở. Sinh nhật vì thế mà thường đơn điệu, thèm cảm giác những ngày đón tuổi mới trùng với mùa hoa nào đó. Nhưng khi càng thêm tuổi càng nghĩ và ước ao đơn giản. Tự thấy bó hoa đẹp nhất trong mỗi sinh nhật là nụ cười của người thân bên cạnh. Món quà ngọt ngào nhất là sự bình yên, khỏe mạnh của mẹ.

Tháng cuối cùng của năm, khi những cơn mưa kéo theo nỗi niềm của gió. Ngồi trong nhà, chợt thương những dáng người còn vất vả, lần hồi giữa cuộc mưu sinh. Như những thân cò dầm mình trong mưa, rét lạnh. Mùa đông vồ vập, vô tâm. Những phận đời bấp bênh, trôi nổi - họ sinh vào giờ khắc nào giữa thời gian, năm tháng miên man?

Năm nay, đón tuổi mới giữa những bộn bề. Ngày đầu tiên gõ cửa, chạm chút bâng khuâng. Mong mọi điều sẽ tốt dần lên cho nhịp sống đã bị đảo lộn bấy lâu từ trong đại dịch. Và mong, có bông hoa nở thắm trong lòng mình, vỗ về những lo toan, phấp phỏng.

Cuộc sống vẫn chảy trôi - yêu thương rồi mở lối. Ôm tháng Chạp vào lòng!

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Tháng cuối yêu thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO