Tháng ba mùa hoa nhớ

Tản Văn của Yên Xuân| 21/03/2022 08:55

Tháng ba mùa hoa nhớ
Xe chợt chạy chầm chậm rồi khựng lại. Có mùi hương nào còn thức mà vừa bước xuống xe tôi đã thấy nó ùa vào mình nồng nàn, mơn man, dịu ngọt. “Đúng rồi! Hương bưởi! Chao ôi!”.
Một mùa xuân nữa lại về. Tôi đếm tuổi mình lặng lẽ.
Năm nay trời cứ ẩm ương mưa nắng thất thường. Tôi bồi hồi trước những nụ mầm mở mắt từ những cành cây trơ lá. Chỉ sau mấy ngày, chúng như những ngọn lửa hồng tía thắp sáng một góc vườn. Những thửa ruộng náo nức mùa mạ non trải dài suốt triền đê những dải lụa xanh mềm. Những quả gấc chín đỏ trên giàn trông như những chiếc đèn lồng treo lửng lơ kiêu hãnh. Và ở kia, loài hoa tôi yêu màu trắng đang bung nở, bắt đầu một vài cụm trắng chênh chao. Lấp ló sau những chiếc lá non xanh mỡ màng là những nụ hoa bé xíu hình bầu dục như những chiếc khuy áo cách điệu kết thành từng chùm, màu lục nhạt. Những nụ hoa lấm tấm lớn dần, nép mình vào tán lá. Bông hoa năm cánh màu trắng, nhìn qua tưởng bông hoa mỏng manh lắm, nhưng không, năm cánh hoa trắng tinh khôi rất dày dặn. Ban đầu, những cánh hoa khép lại rồi bung nở từ từ, từng cánh lần lượt vươn thẳng để lộ nhị vàng lấm tấm phấn mịn tựa như những tia nắng mùa xuân sà vào ôm ấp lấy nhụy. Phần chính giữa nhô lên là nhuỵ hoa màu xanh và sáng ướt như những hạt ngọc lục bảo. Dần dần, năm cánh hoa cong lên một cách duyên dáng, mềm mại như một thiếu nữ tỏa những đường nét xuân sắc, ngọc ngà, trinh trắng của mình giữa trời đất.
Tháng ba mùa hoa nhớ
Thuở nhỏ, tôi thường cùng lũ bạn nhặt những bông bưởi trắng để xâu vòng tay, vòng cổ và làm vương miện. Tôi nhớ nhất là cảm giác sau lúc ngủ dậy bước chân ra vườn chợt ngỡ ngàng, ngẩn ngơ khi bất ngờ nhìn ra vườn bỗng thấy hoa bung nở trắng xóa từ trên cành đến dưới mặt đất. Lúc này, nhìn hoa bưởi như một đám mây trắng tỏa hương xuân nồng nàn đang giăng mắc giữa bầu trời hoặc đang sà xuống khu vườn. Đứng giữa vườn cây yên tĩnh mà thỉnh thoảng chợt giật mình, lòng thì bâng khuâng đến lạ khi có làn gió nhẹ đưa từng loạt hoa “rây rây” dưới chân hay đậu khẽ khàng trên mái tóc buông dài hoặc lên bờ vai mềm mại, mỏng manh. Hương thơm ấy cứ quấn quýt, ngập tràn cả không gian, ôm ấp mơn man đôi môi hồng thiếu nữ. Những hạt mưa xuân nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo sao thương mến vô cùng! Ngày ấy, bà ngoại thường đun một nồi nước lá chanh, sả, bồ kết, lá đại bi để gội đầu. Đến những ngày đầu xuân, bà thường bỏ thêm một nắm hoa bưởi thơm lừng. Không những thế, bà còn cẩn thận hái từng bông bưởi từ trên cây xuống để ướp vào nồi chè đậu xanh thơm phức, thanh ngọt hay ủ vào những thanh mía nướng ngọt lùi. Đến khi, tôi trở thành nữ sinh cấp ba, tôi lại càng yêu hơn màu hoa bưởi ấy. Tôi yêu những vần thơ da diết, nồng nàn mà rất đỗi dịu dàng trong bài Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn. Tôi yêu ngăn bàn của tôi hơn vì ở đó luôn giữ cho tôi những bông bưởi trắng muốt thơm lừng khi mùa xuân bắt đầu gõ cửa! Đến tận bây giờ từng trang vở học trò thuở nào vẫn còn xao xuyến, bâng khuâng và nồng thơm dịu ngọt những bông bưởi ép của ngày ấy.
Hoa bưởi bình dị, dịu dàng mà thanh cao, nồng nàn, tha thiết. Cứ thế như thể vô tình mà hữu ý, hoa bưởi đã trở thành niềm thương nỗi nhớ của biết bao người về tuổi thơ, về quê hương, gia đình, tình yêu lứa đôi…
Ôi, mùa hoa nhớ!

(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Tháng ba mùa hoa nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO