Sự kiện & Bình luận

Tạo “sức bật” cho du lịch nông thôn phát triển xứng tầm

Trung Kiên 09:10 13/06/2024

Hầu hết các địa phương ở nước ta đều có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn song việc khai thác chưa tương xứng. Vì thế, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương, Bộ ngành liên quan cần phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Nhiều ích lợi, tạo “sức bật” để phát triển

Phát triển du lịch nông thôn là một trong 6 chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Hiện cả nước có 488 khu điểm du lịch và 80% trong số này nằm ở nông thôn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết, du lịch nông nghiệp, nông thôn ở nước ta có 3 loại hình cơ bản: Du lịch cộng đồng, du lịch canh nông và du lịch sinh thái. Kể từ sau đại dịch Covid-19, xu hướng tìm về nông thôn để trải nghiệm hoạt động nông nghiệp được nhiều du khách ưa thích, tạo ra “cơ hội vàng” cho du lịch nông thôn phát triển.

hong-van.jpg
Điểm du lịch làng quê xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) những năm qua luôn tấp nập du khách đến tham quan, trải nghiệm và hòa cùng thiên nhiên xanh, khí hậu trong lành.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn giúp nhiều địa phương hình thành những thương hiệu du lịch lễ hội, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, nâng cao chi tiêu của khách. Ngoài ra, du lịch nông thôn cũng giảm áp lực cho điểm du lịch thành phố, vừa tăng cơ hội việc làm cho người dân vùng sâu, vùng xa, tác động tích cực tới nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới như thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan nông thôn. Ngoài ra, du lịch nông thôn trực tiếp tạo ra cầu nối hoạt động sản xuất và cung cấp nông sản, sản phẩm thủ công của làng nghề truyền thống.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đánh giá, những năm qua, nhiều mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của du khách. Cuộc sống ở nhiều cộng đồng làng quê trở nên đầy đủ, văn minh hơn nhờ làm du lịch. Nhưng thực tế cũng phản ánh, du lịch nông nghiệp, nông thôn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đáng kể nhất là hoạt động tự phát, cách làm giống nhau, thiếu gắn kết, các hoạt động xúc tiến quảng bá chưa được quan tâm đúng mức...

Để khắc phục tình trạng này, Nghị quyết 82/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến nông nghiệp, dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan nông thôn, văn hóa cộng đồng, tăng trải nghiệm, phát huy tối đa du lịch tại các vùng nông nghiệp, gắn với nông thôn và nông dân, phát huy các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn.

Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua các doanh nghiệp lữ hành; hình thành các “điểm đến vệ tinh” với các trung tâm du lịch lớn nhằm lan tỏa những điểm đến ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế.

Đặc biệt, đầu tháng 6/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký kết Chương trình Phối hợp trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn hiệu quả và bền vững giai đoạn 2024 - 2030. Việc phối hợp giữa hai Bộ sẽ tạo sức bật, phát huy tối đa nguồn lực, tiềm năng của hai ngành nhằm phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng bao trùm, đa giá trị, hiệu quả và bền vững.

Hà Nội chủ động phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn từ sớm, từ xa

Với riêng Hà Nội, bám sát chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thành phố đã rất chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua. Điển hình là Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 04-CTr/TU về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia “Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.

du-lich-nt.jpg
Các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp tại khu du lịch trải nghiệm Vạn An – Hải Đăng (xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì).

Thể chế hóa Chương trình số 04-CTr/TU, UBND Thành phố Hà Nội ngay sau đó đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về “Phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025”, theo đó tập trung xây dựng thí điểm các mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề... theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.

Hiện tại Hà Nội có 11 trang trại nông nghiệp sinh thái hoạt động theo mô hình giáo dục, du lịch trải nghiệm; 5 hợp tác xã chuyên ngành kết hợp giáo dục, du lịch trải nghiệm tại huyện Sóc Sơn, Ứng Hòa, Thường Tín, thị xã Sơn Tây. Ngoài ra, Thành phố đã công nhận 7 điểm du lịch ở khu vực ngoại thành, gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề, sinh thái tại huyện Gia Lâm, Thường Tín, Thanh Trì; thị xã Sơn Tây. Các địa phương cũng hình thành nhiều điểm du lịch nông thôn khác như: Khu thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), khu vực núi Hàm Lợn (huyện Sóc Sơn)…

Theo bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, trong năm 2024, ngành tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo Kế hoạch số 73/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội. Trong đó ưu tiên phát triển 2 - 3 mô hình du lịch nông nghiệp tại các huyện Thường Tín, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn… theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, nâng cao trải nghiệm của khách du lịch.

Cùng đó, Sở Du lịch Hà Nội cũng xây dựng mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù; xây dựng điểm đến du lịch nông thôn gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề, môi trường sinh thái của các huyện, thị xã. Ngành du lịch Thủ đô đồng thời triển khai ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Đặc biệt, ngành Du lịch Hà Nội cũng nỗ lực xây dựng, triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc trưng văn hóa, sinh thái của các địa phương. Qua đó, du lịch nông nghiệp, nông thôn góp phần tạo nên thương hiệu du lịch Thủ đô, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố./.

Cần thúc đẩy việc hoàn thiện quy hoạch du lịch cho các vùng đất nông nghiệp được phép làm du lịch. Xây dựng các chuỗi cung ứng đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm du lịch nông nghiệp. Khuyến khích việc đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại các điểm du lịch, bao gồm trang trại, vườn cây, khu chế biến nông sản địa phương”.

Ông Phạm Hải Quỳnh - Viện trưởng Viện phát triển du lịch châu Á, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức lễ công bố một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính phủ lựa chọn triển khai Đề án 06. Sau một thời gian thực hiện thí điểm, UBND Thành phố tổ chức Hội nghị Sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ vào ngày 28/6 tới đây.
  • Biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) vào ngày 28/6
    Theo kế hoạch, vào ngày 28/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án luật có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô.
  • Chuyện cùng nhà văn hóa - nhà báo Hữu Ngọc giờ mới kể
    Đối với những người làm báo trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, không có gì quý báu hơn khi được gặp gỡ, nghe chuyện đời, chuyện nghề của các nhà báo lão thành. May mắn trong 15 năm làm báo, tôi được gặp nhà văn hóa - “đại” nhà báo Hữu Ngọc. Trước một “cây cổ thụ” Hữu Ngọc, phóng viên trẻ dù tài năng, thành công đến mấy cũng cảm thấy bé nhỏ trước kiến thức sâu rộng, sự tận hiến với nghề của ông.
  • Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023
    Tối 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 được tổ chức trọng thể tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là sự kiện được tổ chức với không gian rộng lớn, quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
  • “Thời hoa lửa” của phóng viên chiến trường
    Những người làm báo thời chiến tranh - phóng viên chiến trường, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, phải đứng trước lằn ranh sinh tử, thậm chí hy sinh để hoàn thành sứ mệnh của người chép sử trong lửa đạn.
  • Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII vào tối nay 21/6 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay
    Tối nay 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 sẽ được tổ chức trọng thể tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Sa Pa giữa trời mây trắng” - kết nối vẻ đẹp và tâm hồn Tây Bắc
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sa Pa giữa trời mây trắng" của hai tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá dành cho những ai yêu thích du lịch, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Tây Bắc Việt Nam.
  • Giới thiệu 100 tựa sách thiếu nhi về chủ đề gia đình
    Sách thiếu nhi là một điểm chạm tuyệt vời giúp trẻ nhỏ khám phá cái hay của ngôn từ, cái đẹp của tranh minh họa và thông điệp nhân văn của câu chuyện để các em nuôi dưỡng trí tưởng tượng, lòng thấu cảm và những ước mơ của riêng mình. Một triển lãm sách thiếu nhi với những trải nghiệm đọc mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn sẽ là cánh cửa tuyệt vời để trẻ tiếp cận với thế giới nghệ thuật muôn màu.
  • Đối thoại, gỡ “điểm nghẽn” cho các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
    Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024”. Dự kiến Hội nghị diễn ra vào cuối tháng 6 hoặc ngày đầu tháng 7/2024.
  • Vùng đất có tỷ lệ cây xanh gấp 3 lần tiêu chuẩn của Liên hợp quốc
    Nằm trong “vùng đất Blue Zones” phía Đông Sài Gòn, phân khu Blue Forest, Ecovillage Saigon River đạt tỷ lệ phủ xanh đến 78%. Tỷ lệ đất cây xanh tại đây đạt 32m2/người, gấp hơn 3 lần chỉ tiêu khuyến nghị của Liên hợp quốc.
  • Những điều cần lưu ý trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
    Chỉ còn vài ngày nữa, học sinh cả nước nói chung, học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.  Trước kỳ thi quan trọng này, các thí sinh cần lưu ý đến một vài điểm quan trọng dưới đây.
Đừng bỏ lỡ
Tạo “sức bật” cho du lịch nông thôn phát triển xứng tầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO