Tạo điều kiện để phim Việt phát triển

Phương Anh| 09/01/2023 11:37

Quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh được quy định trong Nghị định số 131/2022/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 31/12/2022, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đã tạo điều kiện cho phim Việt tiếp cận nhiều hơn, tốt hơn với khán giả, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của điện ảnh nước nhà.

Cụ thể, tại Điều 9, Nghị định số 131/2022/NĐ-CP nêu rõ, phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào những đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước... Phim Việt được ưu tiên chiếu vào khung thời gian “vàng” là từ 18h đến 22h.

Tỷ lệ suất chiếu phim Việt trong hệ thống rạp chiếu được thực hiện theo lộ trình: Giai đoạn 1, từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2025, phải bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm. Giai đoạn 2, từ ngày 1/1/2026, phải bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.

Một trong các lý do giới nghề đưa ra lý do phim Việt thường bị “thua trên sân nhà”, bị phim “ngoại” lấn át là tỷ lệ suất chiếu tại hệ thống rạp thấp, lại chiếu vào khung giờ ít khán giả tiếp cận. Luật Điện ảnh ngày 15/6/2022 cũng như Nghị định số 131/2022/NĐ-CP đã phần nào hóa giải được điều đó, mở rộng cánh cửa cho điện ảnh Việt Nam phát triển.

Tuy nhiên, nếu số lượng và chất lượng không đáp ứng được nhu cầu của khán giả, thì dù có được ưu tiên, phim Việt cũng vẫn bị thua lỗ. Điện ảnh cũng như các loại hình nghệ thuật khác phải chấp nhận sự cạnh tranh của thị trường. Để thu hút khán giả lựa chọn xem phim của mình, các nhà làm phim phải nâng cao chất lượng tác phẩm, chỉn chu mọi khâu sản xuất, mạnh dạn loại bỏ những phim dở, cẩu thả về nội dung và nghệ thuật… Có như vậy, cùng với hành lang pháp lý thuận lợi, điện ảnh Việt mới có thể phát triển bền vững.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bổ nhiệm ông Đặng Trần Cường làm cục trưởng Cục Điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã bổ nhiệm ông Đặng Trần Cường là Cục trưởng Cục Điện ảnh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô
    “Năm ngàn dặm” là dự án kịch tiếp theo của Life's So Drama - câu lạc bộ kịch nghệ đầu tiên và duy nhất do các học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thành lập, nhằm nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô.
  • Phim về Đại đội TNXP 915 Bắc Thái anh hùng đến với khán giả cả nước
    Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8 2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, sẽ giới thiệu đến khán giả cả nước các tác phẩm: phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống” và phim hoạt hình “Anh hùng núi Tản”.
  • Hà Nội - nơi hội tụ của nghệ sĩ múa rối thế giới tại Liên hoan Múa rối quốc tế 2024
    Hà Nội sẽ là nơi diễn ra “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” với sự tham gia của hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một sự kiện văn hóa nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng đối với nghệ thuật múa rối, tạo sức sống mới và động lực để xây dựng và phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam.
  • Đổi mới tư duy kinh tế điện ảnh - cú huých cần thiết
    Thực tế cho thấy phim lịch sử vẫn thu hút không ít công chúng yêu điện ảnh. Dư âm bộ phim “Đêm hội Long Trì” ngày nào vẫn còn trong lòng thế hệ khán giả đương thời, bởi sự hấp dẫn, thuyết phục đến từ kịch bản, đặc biệt là bối cảnh công phu, được ê-kíp làm phim tạo dựng với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm cao đối với lịch sử.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tạo điều kiện để phim Việt phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO