Y tế - Giáo dục

Tăng cường sự đồng hành của Tổ chức Đại học Pháp ngữ với giáo dục Việt Nam

Hồng Cơ 31/07/2024 17:00

Ngày 31/7, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc có buổi tiếp Giám đốc Văn phòng Châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Đại học Pháp ngữ, ngài Nicolas Mainetti.

Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập từ năm 1961. Hiện nay mạng lưới trường đại học thành viên của Tổ chức gồm hơn 1000 cơ sở đào tạo thuộc 119 quốc gia trên thế giới.

z56854212554470cb285debbf828382de367028d94a5a4.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và ngài Nicolas Mainetti cùng các thành viên hai bên tại buổi tiếp. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Mục đích và sứ mạng của Tổ chức Đại học Pháp ngữ là kết nối các đại học, trường đại học có sử dụng tiếng Pháp trong đào tạo trên khắp thế giới, nhằm hình thành một cộng đồng Pháp ngữ trong lĩnh vực giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững và đoàn kết, trong đó đề cao việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nơi mà Tổ chức Đại học Pháp ngữ có mặt.

Các ưu tiên của AUF tập trung vào 5 nội dung lớn: Chuyển đổi số và quản trị đại học; Cơ hội việc làm và khởi nghiệp; Mạng lưới và hợp tác quốc tế; Đào tạo giáo viên, giảng viên và đổi mới sư phạm; Nghiên cứu và tôn vinh kết quả nghiên cứu.

Tại châu Á, Tổ chức Đại học Pháp ngữ có các cơ sở giáo dục đại học ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar… Tại Việt Nam, cho tới nay đã có 47 trường đại học của Việt Nam là thành viên Tổ chức Đại học Pháp ngữ.

AUF đã hỗ trợ Việt Nam triển khai một số dự án chuyển giao công nghệ như xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo chuyên ngành cấp bằng đại học và thạc sĩ bằng tiếng Pháp kéo dài trong gần 20 năm với tổng số gần 50 chương trình đào tạo; chương trình song ngữ ở bậc phổ thông đào tạo tiếng Pháp từ tiểu học đến trung học phổ thông đến nay vẫn đang thực hiện. Tính riêng giai đoạn từ 2018 đến 2022 có khoảng hơn 40 dự án được triển khai.

Trao đổi tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ GD&ĐT và Tổ chức Đại học Pháp ngữ đã ký Thỏa thuận hợp tác từ năm 2019, sau đó các năm 2020, 2021 đều có hỗ trợ một số hạng mục về trang thiết bị, nghiên cứu khảo sát về hợp tác đại học doanh nghiệp. Những hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, khảo sát được các trường đại học tại Việt Nam thực hiện hào hứng, tích cực.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, hiện nay, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, do đó, cần có sự hướng dẫn, học hỏi của các trường đại học, các tổ chức trên thế giới trong đó có Tổ chức Đại học Pháp ngữ.

Ngoài ra, với quyền tự chủ như hiện nay, các trường đại học của Việt Nam mong muốn sẽ đẩy mạnh hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường đại học trên thế giời; đồng thời thu hút được nhiều học sinh, sinh viên các nước trên thế giới đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam.

Cảm ơn sự tiếp đón của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Giám đốc Văn phòng Châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Đại học Pháp ngữ Nicolas Mainetti cho biết, Văn phòng DRAP-AUF được thành lập và đặt tại Hà Nội từ năm 1993, điều hành mạng lưới 87 thành viên ở 12 quốc gia thuộc khu vực này.

DRAP- AUF tập trung các hoạt động liên quan đến các chủ đề quan trọng trong cộng đồng Pháp ngữ như tạo cơ hội việc làm và hội nhập chuyên môn qua sự củng cố của các đối tác với những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội; hỗ trợ trong việc sáng tạo các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp và củng cố các bộ môn tiếng Pháp ở các trường đại học; hỗ trợ xây dựng và phát triển mô hình đào tạo hỗn hợp từ một mô hình đào tạo truyền thống có sẵn; hỗ trợ việc sáng tạo giảng dạy ở bậc đại học trong khu vực Thái Bình Dương, hỗ trợ các dự án nghiên cứu về dịch vụ phát triển ở địa phương và toàn cầu…

Với những quan hệ được xây dựng, hỗ trợ trong thời gian qua, ông Nicolas Mainetti hy vọng rằng, trong thời gian tới Văn phòng Châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Đại học Pháp ngữ sẽ tiếp tục có những chương trình, dự án đồng hành cùng các trường đại học nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung để đáp ứng những yêu cầu trong bối cảnh quốc tế hóa, tăng cường hội nhập./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường sự đồng hành của Tổ chức Đại học Pháp ngữ với giáo dục Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO