Tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy sáng tạo của "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa"

PV| 27/01/2023 10:43

Năm 2022, lần đầu tiên, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Sống mãi với thời gian giai đoạn 2022-2025. Đây là minh chứng cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ, nghị quyết, chiến lược của Đảng, Nhà nước đã đề ra nhằm phát triển văn học nghệ thuật, xây dựng tác phẩm có chất lượng cao.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ, hiện nay, môi trường gia đình và xã hội thì còn đang tồn tại rất nhiều khó khăn phức tạp, thậm chí đã và đang bị đầu độc rất nặng nề. Nhiều thế hệ cha mẹ trẻ hiện nay không còn biết hát ru, không còn thuộc ca dao, cổ tích, bởi họ vốn lớn lên bằng truyện tranh Nhật Bản, nhạc và phim nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ... hoặc đơn giản là họ không còn thời gian trong việc giáo dục con trẻ. Trong xã hội thì game online, mạng xã hội và nhiều tác nhân khác, vì mục đích kiếm tiền, đã không ngừng nhả ra các "nọc độc" văn hóa. Nếu ở đó chúng ta còn tiếp tục buông lỏng quản lý, bỏ trống "trận địa" thì thực chất là chúng ta đã đầu hàng, chịu thất bại trong cuộc chiến không tiếng súng.

phat-dong-1674029608966357005693-1674714742459-1674714742545613624024.jpeg
Các đại biểu tại Lễ phát động.

Vì vậy, việc Bộ VHTTDL tổ chức lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Sống mãi với thời gian giai đoạn 2022-2025 là hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường cho văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển, có thể "khuyến thiện, trừng ác" theo chức năng nhiệm vụ cao cả của mình.

"Điều cốt lõi nhất cần làm là chăm lo phát triển chính đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà trong điều kiện hiện nay. Suy cho cùng, mọi thành công hay yếu kém, thất bại của nền văn học, nghệ thuật nước nhà ngày nay đều khởi phát từ con người, do đội ngũ văn nghệ sĩ mà ra"- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ.

Để có tác phẩm sống mãi với thời gian, theo Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, yếu tố căn cốt nhất làm nên con người văn nghệ sĩ là tài năng và năng khiếu. Tài năng và năng khiếu của văn nghệ sĩ cần được phát hiện sớm, được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng bài bản và chu đáo, rồi lại phải được bảo vệ, tôi luyện và trọng dụng trong môi trường thuận lợi thì mới phát huy được và mang lại lợi ích cùng những giá trị chân - thiện - mỹ cho xã hội.

"Vì vậy, chúng tôi tha thiết đề nghị Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương cùng toàn xã hội tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để chăm lo đào tạo, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ - những "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa"- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nói.

nhac-si-do-hong-quan-16740298644191653432044-1674714745046-1674714745124884269980.jpg
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chỉ huy dàn nhạc giao hưởng.

Cũng theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ văn nghệ sĩ thật nặng nề song cũng rất vẻ vang trong công cuộc xây dựng "nền văn học nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", tiếp tục dấn thân, cống hiến hết mình cho đất nước và nhân dân. "Mỗi văn nghệ sĩ, bằng những tác phẩm của mình phải góp thêm một tia lửa sáng tạo để thổi bùng lên ngọn đuốc trí tuệ thấm đượm tinh thần: Dân tộc - Dân chủ - Nhân văn – Khoa học, để văn hóa thực sự trở thành một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ nhất, một lực lượng sản xuất trực tiếp, làm giàu có thêm, nhân ái thêm đời sống của nhân dân, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển bền vững, phồn vinh hạnh phúc!"- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân bày tỏ.

Đánh giá cao Bộ VHTTDL lần đầu tiên phát động sáng tác, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định, đây là điểm mốc quan trọng để các văn nghệ sĩ bắt đầu công việc của mình, khởi động ý chí, khát vọng, lương tri và hành động trong việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật giá trị, tầm vóc, tư tưởng lớn cho đất nước.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng cuộc phát động không đơn thuần là tổ chức những trại viết thực tế, hội thảo hay đặt hàng sáng tác mà kêu gọi văn nghệ sĩ sáng tạo, đặt cược lòng tin vào từng trang viết. "Nếu không viết được những tác phẩm xứng tầm thời đại thì mỗi người sẽ tự phản bội trên từng trang viết của mình! Phải làm sao tạo nên những tác phẩm phản ánh được thời kỳ đổi mới của đất nước và hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, phát triển dựa trên ý chí tự chủ, tự cường, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội"- nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đồng thời kêu gọi: "Mỗi tác giả cần phải lắng nghe lương tâm mình, biến thành hành động thực tế, dấn thân một cách phi vụ lợi để viết nên những điều tốt đẹp nhất".

thieu-16740298645251378884727-1674714746798-16747147468881673228390.jpeg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Dẫn chứng câu nói "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa với một quốc gia. Đồng thời, khẳng định nhiệm vụ của văn nghệ sĩ trong việc phát triển văn hóa. "Một trang viết nhạt nhẽo, thờ ơ với nhân dân là phản bội lại dân tộc. Một trang viết hão huyền là phản bội dân tộc. Nếu không viết các tác phẩm ngang tầm thời đại, không mang lại lương tri cho con người, không mang lại những khát vọng cho dân tộc thì chúng ta sẽ trở thành kẻ phản bội trên từng trang viết của mình"- Chủ tịch Hội Nhà văn nói.

Với trách nhiệm đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cam kết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các hội chuyên ngành nâng cao hiệu quả của hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời gian tới, tạo môi trường thuận lợi cho các văn nghệ sĩ phát huy khả năng, tiếp tục phát huy những thành tựu của các thế hệ đi trước, kiến tạo những thành tích mới tự hào cho nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy sáng tạo của "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO