Sân khấu

Tái hiện sự tích dân gian Việt Nam trong vở diễn “Ngày xưa”

T. Trang 15/09/2024 08:32

3 truyện cổ tích Việt được nhìn dưới hai lăng kính văn hóa Việt Nam và Pháp, đem đến những hình thức biểu hiện cuốn hút, mang tính toàn cầu.

k.jpg
Một cảnh trong vở kịch “Ngày xưa”. Ảnh: BTC

Vào lúc 20h ngày 21/9 và 17h ngày 22/9, tại Trường Pháp quốc tế Alexandre Yersin (44 Gia Thượng, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội), Viện Pháp tại Việt Nam và Xưởng Kịch và Nghệ thuật ATH sẽ giới thiệu vở kịch “Ngày xưa” do các nghệ sĩ Pháp và Việt Nam biểu diễn.

"Ngày xưa" lấy cảm hứng chủ yếu từ ba sự tích dân gian Việt Nam là "Thần trụ trời" (sự tích về cội nguồn của thế gian), "Con Rồng cháu Tiên" (câu chuyện về sự ra đời của xã hội Việt Nam) và "Sự tích trầu cau" (minh họa mối liên kết căn bản giữa con người và thiên nhiên).

Ba câu chuyện này vẫn được lưu truyền đến nay và có điểm chung nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa trí tưởng tượng, sự siêu nhiên và chủ nghĩa hiện thực. Chúng được kết hợp lại trong một vở kịch đầy màu sắc, trong đó mỗi câu chuyện lần lượt mở ra và cùng nhau cộng hưởng.

Vở diễn “Ngày xưa” được dàn dựng bởi đạo diễn người Pháp Quentin Delorme. Thôi thúc bởi ý tưởng về một loại hình kịch đại chúng mang đến cơ hội tiếp cận văn hóa và giáo dục cho tất cả mọi người, đạo diễn Quentin Delorme mong muốn đưa khán giả vào một cuộc du hành ảo diệu, kỳ thú thông qua vở diễn “Ngày xưa”. Ê kíp thực hiện hướng tới dàn dựng tác phẩm kịch phù hợp với mọi lứa tuổi, quốc gia, vì thế, khán giả sẽ được trải nghiệm những hình thức biểu hiện cuốn hút, mang tính toàn cầu.

Đạo diễn Quentin Delorme cho hay, ở câu chuyện “Thần trụ trời”, ê kíp kết hợp biểu diễn và trình chiếu video hoạt hình. Trong câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”, ê kíp sử dụng con rối và nghệ thuật múa rối, còn trong “Sự tích trầu cau”, các nghệ sĩ chọn thể hiện bằng các điểm đặc trưng của bi kịch Hy Lạp…

“Ngày xưa” quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và Pháp nhằm kết hợp hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa, các xu hướng thẩm mỹ, từ đó người xem có thể thưởng thức tác phẩm qua hai lăng kính văn hóa.

Tham gia diễn xuất là các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, như nhạc sĩ, diễn viên Étienne Rousseaux; nhạc sĩ Hứa Thanh Tú; diễn viên Marianne Seguin; biên đạo, diễn viên Nguyễn Nhật Bích; diễn viên Hayley Nguyễn Ngọc Mai; diễn viên Hong MA…

Giống như nhiều tác phẩm trước đây của Xưởng Kịch và Nghệ thuật ATH, được dẫn dắt bởi đội ngũ là những nghệ sĩ đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, “Ngày xưa” được kỳ vọng tiếp tục đóng góp cho hành trình hướng đến sự phong phú, hấp dẫn và hào sảng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Kết nối việc làm mỗi ngày: Bài 2- Doanh nghiệp cần người, trung tâm sẵn sàng kết nối
    Trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc, tăng tốc phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một trong những “nút thắt” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải chính là bài toán nhân lực – tìm đúng người, đúng kỹ năng trong khoảng thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí. Thay vì loay hoay trên các nền tảng tuyển dụng, không ít đơn vị đã tìm thấy lời giải tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – nơi đang trở thành “cầu nối vàng” giữa doanh nghiệp và người lao động.
  • Hướng dẫn giao thông cho người dân, du khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Ngày 22/4, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo hướng dẫn giao thông, vị trí các bãi đỗ xe phục vụ nhân dân, khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình.
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện sự tích dân gian Việt Nam trong vở diễn “Ngày xưa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO