Đời sống văn hóa

Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội

Duy Minh 11:29 21/10/2024

Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

4-5.jpg
Nghi thức trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

Ngày 20/10, đoàn nghệ nhân tỉnh Quảng Ngãi đã có màn tái hiện độc đáo Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như một mạch nối về chủ quyền biển, đảo từ quá khứ đến hiện tại; là thông điệp truyền gửi về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

dsc01604-3034.jpg
Mô hình thuyền câu, các phẩm vật tế lễ, hình nhân thế mạng và các linh vị của các Cai đội Hoàng Sa và những binh phu trong đội là những vật dụng không thể thiếu trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Hoàng Tâm

Đây là lần đầu tiên buổi lễ được tổ chức phục vụ nhân dân Thủ đô Hà Nội, phản ánh lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” được đưa vào Danh mục Di sản phi vật thể quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng từ tháng 4/2013.

Theo truyền thống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian, hàng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, nhân dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa đã vâng lệnh triều đình nhà Nguyễn ra Hoàng Sa, Trường Sa khai thác sản vật, đo đạc hải trình và cắm mốc, dựng bia chủ quyền.

dsc01653-7146.jpg
Nghi lễ được tổ chức ngoài sân đình do các tộc họ cùng thầy pháp thực hiện. Ảnh: Hoàng Tâm

Đây là Lễ hay Lệ nhằm khao quân, tế sống và cả làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ. Những hùng binh Hoàng Sa ấy đã vượt biển trên những chiếc thuyền câu nhỏ bé với hành trang gồm một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây mây và 1 chiếc thẻ bài.

Theo các nhà nghiên cứu, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ có trên đảo Lý Sơn, mà tại các địa phương dọc theo bờ biển (những nơi có người đi Hoàng Sa, Trường Sa) đều có Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

Tuy nhiên đến nay, chỉ có Lý Sơn phục hồi, gìn giữ được lễ này một cách hoàn chỉnh, sinh động nhất bởi đây là cái nôi của những binh phu đi Hoàng Sa, Trường Sa thời xưa.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các binh thuyền đội Hoàng Sa - Trường Sa cùng thuỷ quân Hoàng Sa - Trường Sa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các “Giao lộ sáng tạo”
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia, đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên
    Ngày 15/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT), theo quy định của Luật Thủ đô.
  • Người truyền lửa đam mê học tiếng Anh cho học sinh
    10 năm gắn bó với nghề, cũng là ngần ấy năm cô Nguyễn Thị Huệ, giáo viên trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) cống hiến để truyền ngọn lửa đam mê cũng như có nhiều giải pháp sáng tạo, kinh nghiệm hay nhằm thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho nhiều thế hệ học sinh.
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO