Soạn lời hay, ý đẹp cho bài hát dân ca

Xuân Cung| 21/11/2021 09:05

Soạn lời hay, ý đẹp cho bài hát dân ca

Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, trước hết phải kể đến loại hình hát múa dân gian. Từ chỗ theo các hình thức hát xướng trong lễ hội đến hát bỏ bộ như: hát xoan ghẹo ở Phú Thọ; hát ví, trống quân, cò lả, sa mạc ở Bắc Bộ; hát quan họ ở Bắc Ninh; hát ví phường vải ở Nghệ An, Hà Tĩnh; hát múa cung đình ở Huế; hát bài chòi ở Liên khu Năm; hát lý ở Nam Bộ… cho tới thời Lý, thời Lê xuất hiện hát chèo ở miền Bắc, hát tuồng ở miền Trung và những năm thập kỷ 30 của thế kỷ trước lại nở rộ hát cải lương, đờn ca tài tử ở Nam Bộ. Cũng từ đó, dân ca nhạc cổ truyền đã trở thành nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Từ lâu trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, những tác phẩm dân ca nhạc cổ truyền lời cổ và những tác phẩm đặt lời mới đã hòa quyện cùng nhau chung sống trong một gia đình nghệ thuật. Ở các bài dân ca lời cổ, chất trữ tình tự sự được tô đậm, nó bộc lộ những suy tư buồn vui, trăn trở, nhớ nhung, pha chút hờn giận nhắn gửi với bạn lòng. Nhìn lại những bài dân ca lời cổ, ta thấy thường ngắn gọn chỉ một đến ba lời, ca từ không cầu kỳ, dùng nhiều tiếng đệm hoặc hát nhắc lại. Cũng vì vậy, người sáng tác đặt lời mới thường bị cái khuôn mẫu quy định, thiếu một chút là chưa đủ mà quá một chút lại thừa, nhất là bình cũ rượu mới sao cho phù hợp. Thành ra người viết bị gò bó từ câu chữ đến vần điệu. Có lẽ vì thế những thập kỷ gần đây trên sóng phát thanh, trên đài truyền hình, tác giả sáng tác dân ca nhạc cổ truyền có chất lượng ngày càng thưa vắng, những tác phẩm sống cùng năm tháng cũng không nhiều. Điều đó chứng tỏ viết lời mới cho dân ca nhạc cổ truyền cũng rất khó khăn, nhất là đặt lời mới cho một bài hát có nội dung phong phú, hiệu quả cao cũng chẳng dễ gì. 

Để có bài hát dân ca nhạc cổ truyền chất lượng được nhiều người yêu thích, theo tôi, trước hết người viết cần biết loại hình mình định viết. Nếu sáng tác chèo ta cần hiểu đặc trưng của chèo là tự sự, ước lệ. Trong hàng trăm làn điệu chèo cổ cần hiểu đâu là làn điệu đa dùng, chuyên dùng hay tính cách. Nhất là tính chất từng làn điệu chèo khác nhau. Soạn giả cần nắm vững không thể dùng làn điệu vui tươi như hát cách, xẩm xoan, sắp cổ phong, sử bằng, sắp qua cầu… cho nội dung thể hiện sự đau buồn. Ngược lại, không thể dùng các làn điệu buồn như tò vò, du xuân, vãn canh, vãn cầm… cho nội dung ngợi ca, phấn khởi. Hoặc làn điệu cấm giá, bình thảo, nón thúng quai thao, bà chúa con cua… là để dùng cho những nội dung chế giễu, phê phán chứ không thể dùng để ca ngợi tình yêu đằm thắm. Mặt khác, người viết cần tích lũy vốn sống, hiểu mười đển viết một, có như vậy nội dung mới phong phú, mới đạt hiệu quả rung động trên trang viết của mình. Muốn thế tác giả phải đọc, đi, nghe, nhìn thực tế để làm giàu cảm xúc.

Hơn nữa, muốn có bài hát chất lượng người viết phải có ý tưởng hay, có ý tưởng rồi phải tìm tứ để tải ý tưởng, sau đó nghĩ cách thể hiện cái tứ mà tác giả gửi gắm. Xin dẫn chứng bài hát chèo Suối Yến Hương Sơn viết năm 1980, tôi đã xây dựng trên cái tứ giữa con người và thiên nhiên, giữa khách du xuân với dòng suối Yến hòa quyện nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng, lại dùng làn điệu đò đưa - một làn điệu chuyên dùng trên sông nước: Thuyền nhẹ lướt êm/ Suối Yến nhịp chèo khua thuyền nhẹ lướt êm/ Đưa người về thăm thắng cảnh/ Đất Hương Sơn thắm lời thơ tình người/ Nước biếc non xanh đây sơn thủy hữu tình/ Đệ nhất động cảnh trời nam là đây/ Suối Yến ân tình. Từ lời dòng suối khiến khách du xuân cất lên lớp ngâm sổng đắc địa: Dừng chân bên suối Yến/ Nghe ai hát đò đưa/ Giữa bao la hùng vĩ/ Lòng những say mê/ Dòng nước dòng người xuyên mây rẽ núi/ Để người về mang nỗi nhớ người ơi. Tiếp đó là làn điệu đường trường bắn chim thước, một làn điệu trữ tình gợi cảm: Muôn đóa hoa vẫy chào hồng tươi/ Ai đến nơi đây giữa mùa xuân hội/ Vui bước chân xuống thuyền/ Mây nước giăng giăng… Và cứ thế 4 trổ đường trường bắn chim thước cùng làn điệu đò đưa giao duyên với nhau khiến người nghe như được đắm mình du xuân ngày hội. Chẳng thế mà đã hơn 40 năm qua bài hát Suối Yến Hương Sơn phát hàng trăm lần trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn được người nghe gần xa hâm mộ. 

Hoặc bài hát cải lương Từ đất tổ ta đi, viết năm 1979 khi tác giả đến thăm đền Hùng. Ở bài hát này tôi đã xây dựng cái tứ: người con trai lên đường đi bảo vệ Tổ quốc với người con gái lên đường đi xây dựng đất nước. Họ cùng đến đền Hùng để tri kỷ được thể hiện qua các lớp ngâm xuân và hát nam xuân đã tạo nên bài hát Từ đất tổ ta đi, trên 40 năm qua vẫn được người nghe đón nhận yêu thích.

Để bài hát lắng đọng đi vào lòng người, người viết còn cần chú ý đến ca từ, lời văn phải mượt mà, giàu hình tượng văn học. Theo tôi đặt lời mới cho dân ca nhạc cổ truyền cần được thơ hóa, gợi cảm và gợi tả thể hiện vẻ đẹp của văn chương trên cái nền truyền thống của âm nhạc dân gian. Điển hình như lớp vọng cổ Tình ca từ một vùng dâu tôi viết về người kỹ sư nhân giống tằm: Bên cạnh sông Trà ngan ngát hương cau/ Về sông Đáy em làm dâu quê lụa/ Câu ca xưa chăn tằm ăn cơm đứng/ Để rồi với em cũng quên tháng quên ngày/ Người kỹ sư nhuộm cái nắng vùng đồi/ Nói chuyện chăn tằm trăng vào cửa sổ/ Trang sách kề bên, cuộc đời rộng mở/ Lời ru cánh cò mang nắng qua sông…

Ngoài ra, cần chú ý cách gieo vần của bài hát, từ hát bắc cầu đến hát tiếp câu, tiếp đoạn sao cho ngọt ngào nhuần nhuyễn, tránh ngôn ngữ sáo mòn khoa trương hoặc kể lể dông dài như câu hát sắp gối: “Con ơi thày vẫn chưa no/ Con vào bưng bát cá kho cho thầy”, tránh ép từ ép vần như câu hát xẩm xoan: “Anh Gagarin bay vào vũ trụ”. Khi hát để đúng nhạc điệu diễn viên phải hát thành: “Anh Gaga rỉn bay vào vũ tru”… Mặt khác, người viết cũng cần hiểu lề lối cách hát của chèo, ví dụ như khi hát điệu sắp ngắn không bắt vào từ thứ nhất mà bắt vào từ thứ ba nên có trường hợp bị phản cảm như câu: “Lá cờ Tổ quốc treo lên” khi hát lại thành “Tổ quốc treo lên lá cờ”. Hoàn thành tác phẩm, người viết cần xem xét lại thật thấu đáo từ câu chữ đến lời hát sao cho trọn vẹn nhất.

Tóm lại, để có bài hát dân ca nhạc cổ truyền chất lượng thì tác giả phải soạn được những bài hát ý đẹp, lời hay, nội dung sâu sắc. Có như vậy bài ca mới đọng lại trong lòng người, đi cùng năm tháng, cũng như cây rễ có sâu, tán có rộng mới có mùa hoa thơm trái ngọt.
(0) Bình luận
  • “Theo dấu chân Người”: Cuốn truyện ký đặc sắc về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đánh giá, cuốn “Theo dấu chân Người” của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú là truyện ký với những tư liệu chính xác, có thật trong cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn, cốt cách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đem đến bạn đọc hôm nay một tình cảm lớn hơn, sâu sắc hơn, một cách nhìn rộng mở, khoa học, nhân văn và đầy tư tưởng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • “Rèn nhân cách – Luyện tài năng”: Bộ sách làm sáng rõ thêm những phẩm cách cao quý của Bác Hồ
    Nhân dịp kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), NXB Kim Đồng ra mắt độc giả bộ sách "Rèn nhân cách – Luyện tài năng" gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm. Bộ sách giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người.
  • “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của con trai nhà thơ Xuân Quỳnh
    “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của tác giả Lưu Tuấn Anh - con trai nhà thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ, về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, về cha ruột, về các em trai Minh Vũ và Quỳnh Thơ vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả. Cuốn sách không nhiều trang nhưng mỗi dòng chữ chứa đựng cả ân tình với những hình ảnh lần đầu tiên được công bố.
  • Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh ra mắt độc giả tập thơ "Viễn ca"
    Sáng 28/8, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Ban Văn học nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức ra mắt tập thơ “Viễn ca” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • Ra mắt nhiều ấn phẩm dành cho học sinh nhân dịp năm học mới
    Chào đón năm học mới, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm dành cho học sinh: sách giúp các bạn nhỏ làm quen với môi trường học đường, sách bổ trợ kiến thức các môn học trong nhà trường, sách kĩ năng rèn luyện trau dồi phương pháp học tập hiệu quả, sách hướng nghiệp...
  • Wonderella - bộ sách thú vị dạy trẻ những bài học về ứng xử
    Nhà xuất bản Hà Nội liên kết với đơn vị phát hành sách Crabit Kidbooks vừa cho ra mắt bạn đọc bộ sách “Wonderella - Ella ở khu phố Cái Quái Gì Cũng Có Thể Xảy Ra”. Ra mắt đúng dịp Trung thu năm nay, bộ sách hứa hẹn sẽ là món quà ý nghĩa cho các bạn nhỏ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Soạn lời hay, ý đẹp cho bài hát dân ca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO