Sẽ cách ly 1.330 chuyên gia dầu khí kỹ thuật cao nhập cảnh vào Việt Nam

kinhtedothi| 04/05/2020 23:57

Có khoảng 1.600 chuyên gia có tay nghề cao trong lĩnh vực dầu khí sẽ vào làm việc tại Việt Nam trên biển và đất liền. Hiện tại, 270 người đã được nhập cảnh, 1.330 người còn lại sẽ tiếp tục được đưa vào và cách ly 14 ngày theo quy định.

Chiều 4/5, lãnh đạo Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam liên quan đến trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 số 271 là chuyên gia dầu khí.
Tại cuộc họp, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn cho hay, sau khi phát hiện ca bệnh là chuyên gia dầu khí, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã có kiến nghị về việc thực hiện cách ly, phòng chống dịch đối với các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Trước đó, báo cáo của PVN cho thấy hiện nay có 74 chuyên gia đến Vũng Tàu bằng đường biển. Tuy nhiên, Vũng Tàu chưa đồng ý tiếp nhận khách vào bờ do chưa có hướng dẫn cụ thể. 74 khách đang ở trên 2 giàn khoan ngoài khơi.
Trước thực tế nêu trên, lãnh đạo PVN kiến nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể đối với việc cách ly tập trung và giám sát y tế để địa phương và nhà thầu thống nhất thời gian, địa điểm cách ly để các địa phương ban hành sớm văn bản đồng ý tiếp nhận khách nhập cảnh, hoàn thiện hồ sơ để Bộ Công An cấp visa cho chuyên gia khi nhập cảnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, Bộ Y tế đã cùng PVN bàn giải pháp, nhằm đạt được mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bản chất là để làm sao đưa được các chuyên gia vào an toàn. Đồng thời kiểm soát được dịch bệnh không để lây lan ra cộng đồng, kịp thời cách ly điều trị nếu có trường hợp phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. "Chúng ta phải làm sao đưa được các chuyên gia nhập cảnh vào làm việc, nhưng vẫn phải an toàn, nhằm ngăn chặn nguồn lây nhiễm, kịp thời cách ly điều trị. Nếu làm được điều này, khẳng định là khống chế được, kiểm soát được dịch bệnh" - Thứ trưởng nói.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam cho phép nhập cảnh đối với chuyên gia kỹ thuật cao, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng phải đảm bảo cách ly phòng chống dịch không để lây lan ra cộng đồng, theo dõi y tế trong vòng 14 ngày.
Như vậy, khoảng 1.600 chuyên gia có tay nghề cao trong lĩnh vực dầu khí sẽ vào làm việc tại Việt Nam trên biển và đất liền. Hiện tại, 270 người đã được nhập cảnh, 1.330 người còn lại sẽ tiếp tục được đưa vào và cách ly 14 ngày theo quy định.
Thứ trưởng đề nghị PVN phải lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết về việc đưa bao nhiêu chuyên gia nhập cảnh, vào thời gian nào và báo cáo Bộ Y tế. Theo đó, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành giải quyết, có văn bản xử lý.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đồng ý với đề xuất các công nhân đi trên biển, bắt đầu rời đất liền của nước ngoài đi trên biển về đến hải phận của Việt Nam là 14 ngày, số này không phải cách ly (vì lênh đênh trên biển không vào bờ). Tuy nhiên, những người này phải kiểm tra sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và làm các bước phòng chống dịch chặt chẽ theo quy định.
Thứ trưởng cũng nhất trí với đề xuất của PVN về việc cho chuyên gia nước ngoài khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, tập đoàn sẽ bố trí xe chuyên dụng để đưa các chuyên gia về nơi cách ly tại Vũng Tàu và thực hiện việc cách ly theo quy định.
Ông cũng nhấn mạnh phải cách ly tuyệt đối, lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần. Xét nghiệm dương thì đưa đi điều trị ngay, nếu âm tính sẽ đưa ra ngoài đi làm.
Về việc đảm bảo cấp visa, số hiệu chuyến bay cho các trường hợp này, PVN cần trình kế hoạch, Bộ Y tế sẽ cùng các Bộ thống nhất xử lý.

http://kinhtedothi.vn/se-cach-ly-1330-chuyen-gia-dau-khi-ky-thuat-cao-nhap-canh-vao-viet-nam-383289.html
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Sẽ cách ly 1.330 chuyên gia dầu khí kỹ thuật cao nhập cảnh vào Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO