Sáng tỏ uẩn khúc về cuộc đời Tổng đốc Lê Hoan

kinhtedothi| 31/05/2022 12:52

Những uẩn khúc về cuộc đời Tổng đốc Lê Hoan (1856-1915) đã tồn tại nhiều năm nay trong giới sử học và trong dư luận xã hội. Tác phẩm Tổng đốc Lê Hoan của tác giả Phan Trường Sơn vừa mới được xuất bản sẽ làm rõ hơn công và tội của vị sĩ phu này.

Lê Hoan theo sử sách chính thống và trong dư luận xã hội từ trước tới nay đều cho là một kẻ bán nước, hại dân, làm tay sai cho Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nhưng sự thật có phải như vậy. Tất cả các dữ liệu về cuộc đời Lê Hoan đã được tác giả Phan Trường Sơn kết nối lại theo trình tự thời gian và đặc biệt được sắp xếp trong một cuốn sách tiểu sử thì chúng ta có thể phát hiện ra rất nhiều điều hầu có thể giải đáp.

Đó chính là nội dung cuốn sách Tổng đốc Lê Hoan ( 1856-1915) của tác giả Phan Trường Sơn do Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa mới ấn hành, cuốn sách dầy 271 trang, trình bày đẹp và trang trọng. Bằng giọng văn nhẹ nhàng như kể chuyện, tác giả đã trình bày lại toàn bộ cuộc đời của Lê Hoan từ khi sinh ra trong một gia đình trí thức và quan lại, được giáo dục đạo lý thánh hiền từ nhỏ đến những tháng ngày gian khổ khi mồ côi mẹ từ sớm, những năm tháng chiến đấu anh dũng chống giặc Pháp khi Pháp mới chiếm thảnh Hà Nội lần thứ nhất và lần thứ hai, và đến quá trình làm quan cho triều đình nhà Nguyễn .

Bìa cuốn sách Tổng đốc Lê Hoan của tác giả Phan Trường Sơn
Bìa cuốn sách Tổng đốc Lê Hoan của tác giả Phan Trường Sơn

Dù lên tới quyền cao chức trọng tột bực (chức quan cuối cùng của ông là: Thái tử thiếu bảo Vũ Hiển điện đại học sĩ tước Phú hoàn tử, tổng đốc 4 tỉnh Ninh - Thái -Hải - Yên ), tức là nằm trong tứ trụ triều đình , nhưng vẫn âm thầm tổ chức hoặc giúp đỡ các cuộc kháng chiến chống Pháp trên khắp cả nước, chấn hưng văn hoá dân tộc, xây dựng đền chùa và nhiều hoạt động cho dân cho nước , và cho tới cái chết đầy oan khuất của Lê Hoan. Cuốn sách cũng cung cấp cho chúng ta rất nhiều bằng chứng, từ các hồ sơ lưu trữ thuộc đia của Pháp, những tài liệu mật trong sở mật thám pháp , các báo chí xuất bản ở Pháp và Việt nam trong thời kỳ đó cùng với các tài liệu của Viện Hán Nôm , Viện khoa học xã hội Việt Nam hay các nghiên cứu của các nhà sử học trong và ngoài nước...

Tổng đốc Lê Hoan (ở giữa) cùng các Khâm Sai hành quân chống Đề Thám (mùa hè 1909)
Tổng đốc Lê Hoan (ở giữa) cùng các Khâm Sai hành quân chống Đề Thám (mùa hè 1909)

Cuộc đời của Lê Hoan có thể mãi mãi vẫn là một ẩn số, nhưng văn chương của ông, đặc biệt là cuốn sách Việt Lam Xuân Thu thì rõ ràng thể hiện ông là một con người yên nước, thiết tha với vận mệnh dân tộc . Qua sự tôn vinh người anh hùng dân tộc Lê Lợi và những lý tưởng cách mạng ông đã thể hiện rõ lập trường yêu nước thương dân của mình. Để góp phần làm rõ những uẩn khúc của lịch sử cũng như góp thêm một tiếng nói phản biện, cuốn sách Tổng đốc Lê Hoan (1856-1915 ) của tác giả Phan Trường Sơn là một tác phẩm như vậy.

(0) Bình luận
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • Cuốn sách giải đáp những thông tin cơ bản về chuyển đổi số
    NXB Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số - Hỏi và đáp”. Cuốn sách nhằm hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”, cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết yếu về chuyển đổi số cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Sáng tỏ uẩn khúc về cuộc đời Tổng đốc Lê Hoan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO