Hoạt động hội

Sáng tạo văn chương của hai nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư và Phạm Thanh Khương

Yến Ly 12/10/2023 16:40

Sáng ngày 12/10/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm xuất sắc năm 2023 với chủ đề “Sáng tạo văn chương của hai nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư và Phạm Thanh Khương”. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo các văn nghệ sĩ, hội viên.

Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhà văn Y Ban cho biết, nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư tốt nghiệp Đại học sư phạm năm 1984. Năm 1986, bà đã có truyện in trên tạp chí Văn nghệ quân đội và 1 năm sau đó đã đoạt giải Ba cuộc thi viết truyện ngắn trên tạp chí này. Bà là nguyên Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

0.jpg
Buổi tọa đàm có sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ, hội viên.

Còn nhà văn Phạm Thanh Khương, vốn xuất thân là sĩ quan biên phòng từ Học viện biên phòng, cũng đã đoạt giải Ba truyện ngắn trong cuộc thì trên Văn nghệ quân đội giai đoạn 1989 - 1990. Ông đến với văn chương từ các cuộc thi và đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác. Ông là nguyên Phó Tổng biên tập báo Biên phòng. Hơn ba mươi năm qua, cả hai nhà văn đều là những cây viết bền bỉ, không mệt mỏi ở các lĩnh vực tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết và có nhiều tác phẩm đã xuất bản.

Buổi tọa đàm đã giới thiệu tập truyện ngắn Bản tình ca mê đắm của nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư và cuốn tiểu thuyết Gã điên và ngõ thiên đường của nhà văn Phạm Thanh Khương. Tại đây, nhiều nhà văn, nhà phê bình đã có những đánh giá, chia sẻ về hai tác phẩm.

Bản tình ca mê đắm là tập truyện ngắn gồm 13 tác phẩm. Trong đó, có 2 truyện ngắn viết về đề tài xây dựng hình ảnh lực lượng công an nhân dân, còn lại là những lát cắt mô tả đời sống thị dân.

00.jpg
Cuốn sách "Bản tình ca mê đắm".

Phát biểu về tác phẩm Bản tình ca mê đắm, nhà văn Văn Chinh cho rằng: Khiêm tốn chân thành trước mọi nguyên vật liệu của nghệ thuật là đặc tính thứ nhất của văn phong Nguyễn Thị Anh Thư. Điều thứ hai, bà tả cái đẹp vốn có của Hà Nội xưa hay nay dù bối cảnh nào cũng đều rất đích đáng và tài tình.

Đến với tọa đàm từ Đại học Thái Nguyên, PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh bày tỏ sự thích thú khi bị cuốn vào từng ô cửa sổ mở ra những tầng lớp thị dân ở đô thị trong Bản tình ca mê đắm. “Tập truyện ngắn cho thấy tác giả vừa giàu vốn sống vừa tinh tế. Đằng sau sự duyên dáng và lôi cuốn của từng câu chuyện, là sự biến động của xã hội và thời cuộc. Có những điều lớn lao ẩn trong những điều nhỏ bé giản đơn. Nguyễn Thị Anh Thư đã vận dụng cái kỳ ảo, tiếng cười trào phúng - dù bông đùa suồng sã hoặc châm biếm mỉa mai - nhưng đằng sau đó là nước mắt, là những những câu chuyện bi hài đáng suy ngẫm”, PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh nhận định.

Gã điên và ngõ thiên đường là câu chuyện với đề tài nóng hổi rất thời sự đó là quy hoạch đất đai và những dự án. Trong ngõ chung ấy là nhiều câu chuyện cười ra nước mắt, nhiều mưu toan và cả những phận người…

000.jpg
Cuốn sách "Gã điên và ngõ thiên đường".

Theo nhà văn Đinh Đức Cần, Gã điên và ngõ thiên đường gây sự tò mò ngay ở tên sách. Và Phạm Thanh Khương đã chọn một đề tài khó, đang nóng, thậm chí “hơi liều mạng” - đó là vấn đề đất đai - một vấn đề nóng bỏng xảy ra trên toàn quốc trong những năm gần đây. Dù tiểu thuyết không tập trung xây dựng một nhân vật chính nào cả nhưng tác giả đã làm bật lên những thân phận con người thông qua hiện thực xã hội gai góc. Bằng vốn sống thực tế phong phú và mổ xẻ vấn đề một cách sâu sắc, tác giả mang đến câu chuyện vừa chân thật, hiện thực lại vừa nhân văn.

Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên nhận định "Gã điên và ngõ thiên đường là một cuốn tiểu thuyết mang tính phản biện xã hội cao và rất đáng để đọc. Với thể thức giễu nhại càng làm cho tính giải trí của nó cao rõ nét hơn, khiến người đọc dễ dàng tiếp nhận tác phẩm”.

0000.jpg
Nhà văn Phạm Thanh Khương (thứ 3 từ phải sang) và nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư (người ôm hoa) chụp ảnh kỷ niệm cùng bạn văn.

Nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư và nhà văn Phạm Thanh Khương xúc động trước những chia sẻ của bạn bè văn chương trong buổi tọa đàm. Những nhận định, đánh giá và cảm nhận của các văn nghệ sĩ về hai tác phẩm góp mặt trong tọa đàm đều là những tình cảm đáng quý đối với hai nhà văn.

Chúc mừng sự thành công của tọa đàm, nhà văn Y Ban tổng kết: Qua các tham luận, chia sẻ trong tọa đàm, cho thấy cả hai nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư và Phạm Thanh Khương đều có những thủ pháp riêng trong sáng tác. Và quan trọng, đó là sự nắm bắt rất nhanh bức tranh xã hội để đưa vào tác phẩm của mình một cách duyên dáng và lôi cuốn người đọc. Dù viết với phong cách, đề tài gì, các tác phẩm đều hướng tới tính nhân văn, đó là sự thành công của hai nhà văn./.

Bài liên quan
  • Bài ca Hà Nội - Năm tháng không quên
    Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), sáng ngày 10/10/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Bài ca Hà Nội – Năm tháng không quên”.
(0) Bình luận
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
  • Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
    Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Khúc tráng ca về chiến tranh và hòa bình
    Sáng ngày 10/4/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội hướng đến ngày 30/4 và 7/5 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban Chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sáng tạo văn chương của hai nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư và Phạm Thanh Khương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO