Sân khấu đón xuân mới: Vươn mình tỏa rạng

HNM| 08/02/2022 06:12

Tuy hoạt động sân khấu biểu diễn trực tiếp gần như “đóng băng” suốt 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng các nghệ sĩ, diễn viên, đơn vị nghệ thuật vẫn đang chuyển động với nhiều hướng khác nhau để vươn mình tỏa rạng đón xuân mới Nhâm Dần 2022 cùng khán giả. Thời điểm này, các nghệ sĩ, diễn viên đang tích cực tập luyện để chuẩn bị cho ra mắt những chương trình nghệ thuật hấp dẫn, sáng tạo, mang thông điệp ý nghĩa đến với công chúng.

Sắc xuân trên các sàn diễn

Những ngày này, các sàn luyện tập sân khấu khá rộn ràng. Các nghệ sĩ chia ca luyện tập và khớp nối với nhau để hoàn thiện dần những tác phẩm, chương trình giàu sắc xuân ra mắt khán giả dịp năm mới. Hứa hẹn đầy xúc cảm là cuộc “bắt tay” thứ hai của Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam với vở diễn “Thượng Thiên Thánh Mẫu” kể về Mẫu Liễu Hạnh - một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Huyền tích về ba lần giáng trần của Mẫu Liễu Hạnh để cứu nhân độ thế, truyền dạy nghề truyền thống và những khúc văn ca cho người dân, được thể hiện mượt mà qua ngôn ngữ của nghệ thuật cải lương và xiếc. Bên cạnh các bài ca cải lương, màn diễn trữ tình hòa quyện với những trò ảo thuật, đu bay, nâng người, thăng bằng trên xà ly kỳ của xiếc, vở diễn còn tái hiện một số giá thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, để người xem thêm hiểu về di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tương tự, Nhà hát Múa rối Việt Nam cũng vừa hoàn thiện và cho ra mắt chương trình “Múa rối du xuân với 5K” hướng đến phục vụ khán giả dịp Tết Nguyên đán. Với 3 tiết mục “Múa nón Việt”, “Đánh đu”, “Corona xa ta ra”, chương trình đưa khán giả vào hành trình du xuân tươi vui, đậm màu sắc lễ hội truyền thống, đồng thời lồng ghép khéo léo thông điệp về phòng, chống dịch Covid-19.

Mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần, Nhà hát Chèo Hà Nội xây dựng và thực hiện ghi hình hai chương trình ca múa nhạc với những tiết mục nghệ thuật truyền thống kết hợp hiện đại về chủ đề mùa xuân, đất nước, ca ngợi Đảng và vẻ đẹp Hà Nội để phát sóng vào đêm Giao thừa (tức ngày 31-1) và ngày 3-2 trên các kênh: Style TV, Info TV, VTVCab12, VTVCab9, trực tuyến trên kênh YouTube Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Ngoài ra, Nhà hát Chèo Hà Nội còn hoàn thiện hai vở diễn “Người mẹ Hà Thành” và “Tình trăng” sẵn sàng phục vụ khán giả trực tiếp khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng dàn dựng để ghi

hình chương trình nghệ thuật rối “Chào Xuân 2022”, phát sóng đúng đêm cuối cùng của năm âm lịch (tức ngày 31-1) trên kênh Truyền hình Nhân Dân. Còn Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội… cũng có những chương trình chờ bùng nổ trên sân khấu.

Sân khấu xã hội hóa Lệ Ngọc sẽ góp vào dịp Tết Nguyên đán vở kịch kinh điển thế giới “Herostratus - Vụ án người đốt đền”. Vở kịch quy tụ “thế hệ vàng” kịch nghệ như các Nghệ sĩ nhân dân: Lệ Ngọc, Nguyễn Tiến Dũng, Thúy Ngần; các Nghệ sĩ ưu tú: Lê Chức, Hoàng Tùng…, dưới bàn tay tài hoa và biến hóa của đạo diễn Lê Quý Dương, vở diễn đưa khán giả bước vào thế giới cổ đại, đối thoại những vấn đề đầy trăn trở của thời cuộc…

Để khán giả được thưởng thức nghệ thuật

Dù gặp nhiều thử thách do dịch Covid-19, song các đơn vị nghệ thuật vẫn không ngừng chuyển động, thích ứng. Nghệ sĩ ưu tú Thu Huyền, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội chia sẻ, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, giới sân khấu lại háo hức mang niềm vui cho khán giả bằng những chương trình nghệ thuật chất lượng, hấp dẫn. Dịp Tết Nguyên đán sắp tới, nhà hát sẽ đưa nghệ thuật đến khán giả bằng nhiều hình thức: Trực tiếp với quy mô nhỏ, trực tuyến, qua truyền hình.

Nghệ sĩ nhân dân Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, đồng đạo diễn vở “Thượng Thiên Thánh Mẫu” kể: “Vở diễn được thực hiện bằng sự cộng hưởng nhiều năng lượng, trong đó tinh thần cống hiến và sáng tạo của các nghệ sĩ là yếu tố quyết định thành công. Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các nghệ sĩ “đóng cửa” sáng tác và tự tập luyện. Khi thành phố trở lại nhịp sống “bình thường mới”, các nghệ sĩ đeo khẩu trang, chia ca để khớp vở. Ở những buổi tổng duyệt hay ghi hình, các nghệ sĩ đều được xét nghiệm Covid-19, yêu cầu thực hiện nguyên tắc "5K" của Bộ Y tế để bảo đảm an toàn”.

Không vì khó khăn do dịch bệnh mà ngừng sáng tạo, Nghệ sĩ ưu tú Quang Khải (Nhà hát Cải lương Việt Nam) chia sẻ lần đầu thử thách biểu diễn cải lương kết hợp với xiếc trong vở “Thượng Thiên Thánh Mẫu”: “Được ca cải lương khi đang bay trên không là trải nghiệm tuyệt vời. Tôi cho rằng, dịch bệnh vừa thách thức, vừa thúc đẩy nghệ sĩ vươn mình, tạo nên những đột phá trong nghệ thuật”.

Đón đợi những chương trình nghệ thuật mới trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, chị Phạm Ngọc Hà (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) bày tỏ: “Vào dịp Tết Nguyên đán, gia đình nào cũng có nhu cầu thưởng thức các chương trình nghệ thuật biểu diễn. Mong rằng, những chương trình vui tươi, ý nghĩa, hấp dẫn sẽ truyền cảm hứng, sự lạc quan tới người xem”.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho rằng, để góp phần phục vụ người dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, các đơn vị nghệ thuật phải bám sát tình hình thực tế, sẵn sàng phương án giới thiệu những tác phẩm mới đến với nhiều đối tượng khán giả. Các đơn vị nghệ thuật có thể chia nhỏ chương trình, chia diễn viên thành nhóm, tổ chức biểu diễn lưu động… để phục vụ khán giả.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Sân khấu đón xuân mới: Vươn mình tỏa rạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO