Tác giả - tác phẩm

“Sách thánh hiền - Lễ”: Gợi mở những suy nghĩ về việc vận dụng chữ "Lễ" trong xã hội

Thụy Phương 10/03/2025 14:12

Nho giáo - triết học Nho giáo là thành tựu phong phú và rực rỡ không chỉ của nền văn minh phương Đông mà của cả nhân loại. Triết học Nho giáo nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức và quy phạm làm người; “đạo trung dung” và các đức tính nhân, lễ, nghĩa,… Để giúp bạn đọc có điều kiện nghiên cứu, tham khảo sâu hơn các giá trị đạo đức của Nho giáo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản, chỉnh sửa ba cuốn “Sách thánh hiền – Nhân”, “Sách thánh hiền - Lễ”, “Sách thánh hiền – Nghĩa”. Bộ sách được Nhà Xuất bản Văn nghệ Trường Giang (Trung Quốc) phát hành năm 2011.

Hai cuốn “Sách thánh hiền – Trí”, “Sách thánh hiền – Tín” đang được tổ chức biên dịch, xuất bản và sẽ sớm ra mắt bạn đọc, còn "Sách Thánh Hiền - Lễ" vừa được giới thiệu tới độc giả. Cuốn sách do hai tác giả Hạng Cửu Vũ và Chiêm Dạt Thiên chủ biên, mang đến một cái nhìn sâu rộng về vai trò và ảnh hưởng của "Lễ" trong việc tu dưỡng phẩm chất cá nhân, quy chuẩn cách đối nhân xử thế, và xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa con người.

bia-sach.jpg

Từ lâu, Trung Quốc đã coi trọng “Lễ” như nền tảng của xã hội. Ban đầu, “Lễ” chỉ các nghi thức cúng tế, sau được hệ thống hóa thành các quy tắc về chính trị và xã hội. Khổng Tử mở rộng khái niệm “Lễ” thành ba yếu tố quan trọng: lễ pháp, lễ nghĩa và lễ nghi. Lễ pháp là các quy tắc về chính trị và xã hội, phân biệt đẳng cấp. Lễ nghĩa là chuẩn mực đạo đức, giúp tu dưỡng nhân cách. Lễ nghi thể hiện qua các nghi thức trong mối quan hệ giữa người với người.

Học thuyết của Nho gia về “Lễ” có ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội cổ đại và hiện đại. Khổng Tử nhấn mạnh rằng, không hiểu “Lễ” sẽ không thể đối nhân xử thế đúng đắn. “Lễ” giúp xây dựng uy tín và hiệu quả công việc, đồng thời là cơ sở để tu dưỡng đạo đức cá nhân và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Tuân Tử cho rằng, lễ là nền tảng của một quốc gia thịnh vượng.

Cuốn sách dày hơn 400 trang, gồm 6 phần: “Bất học lễ, vô dĩ lập - Dùng lễ để tu thân, chú trọng tu dưỡng đạo đức cá nhân”; “Lễ dĩ quan đức, đức dĩ xử sự - Dùng lễ để xử lý công việc, giải quyết việc khó trong thiên hạ”; “Lễ chi dụng, hòa vi quý - Dựa vào lễ để giao kết bạn bè, áp dụng đạo trung dung trong các mối quan hệ giao tiếp”; “Hiếu, lễ chi thủy dã - Tất cả mọi lễ tiết trong thiên hạ đều bắt đầu từ đạo hiếu trong gia đình”; “Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ - Dùng đạo đức để dẫn dắt bách tính, dùng lễ chế để cảm hóa dân chúng: Phát huy và giữ gìn lễ pháp, người quản lý phải học lễ, hiểu lễ”; “Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên - Ở chốn quan trường, người hiểu lễ sẽ có được thiên hạ”.

Được xây dựng trên nền tảng triết lý Nho gia, "Sách thánh hiền - Lễ" không chỉ dừng lại ở những giá trị lịch sử mà còn gợi mở những suy nghĩ về việc vận dụng chữ "Lễ" trong xã hội hiện đại: từ cách xây dựng mối quan hệ gia đình, ứng xử trong công việc đến việc duy trì môi trường sống hòa hữu và có trách nhiệm./.

Bài liên quan
  • Giải mã trẻ cá biệt: Thấu hiểu để thay đổi giáo dục
    Trên hành trình giáo dục, không ít giáo viên và phụ huynh đã tự hỏi: Tại sao một số trẻ thường xuyên gây rắc rối trong lớp học? Tại sao những hình phạt truyền thống như kỷ luật, đình chỉ học, cấm túc, hay thậm chí đòn roi lại không mang lại hiệu quả? Cuốn sách "Giải mã trẻ “cá biệt": Hiểu, hợp tác và hành động" của Tiến sĩ Ross W. Greene qua bản dịch của Nguyễn Thị Lan Anh gợi mở những chỉ dẫn thiết thực giúp giáo viên và phụ huynh hiểu và hỗ trợ trẻ cá biệt. Sách do Gamma và NXB Dân trí liên kết xuất bản
(0) Bình luận
  • Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, với phần minh họa của họa sĩ Hồ Quốc Cường.​
  • "Bản hòa âm của gió": Khúc nhạc chữa lành tâm hồn trẻ thơ
    Tác phẩm "Bản hòa âm của gió" của tác giả Viên Kiều Nga vừa được NXB Hội Nhà văn phát hành vào tháng 1/2025. Với lối kể mộc mạc, trong trẻo, tác phẩm như một khúc nhạc nhẹ nhàng xoa dịu và chữa lành tâm hồn trẻ thơ.
  • Dấu ấn đời lính, dấu ấn cuộc đời
    Hiếm có người nào gần như dành trọn cả cuộc đời mình một cách can trường, quả cảm, làm nên một “biên niên sử” bằng thơ - cũng là “biên niên sử” cuộc đời như Nguyễn Văn Á.
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • “Cùng Việt Nam” – Biểu tượng thi ca về tình đoàn kết và khát vọng hòa bình
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam tuyển tập thơ “Cùng Việt Nam”, một tác phẩm đặc biệt từng bị cấm xuất bản tại Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ. Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, cuốn sách không chỉ mang ý nghĩa văn học mà còn là biểu tượng sống động của tình hữu nghị và tinh thần phản chiến trong thi ca quốc tế.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • Chính phủ triển khai thi hành Pháp lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 862/QĐ-TTg ngày 1-5-2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Kế hoạch).
  • Hà Nội tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND về việc tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Đừng bỏ lỡ
“Sách thánh hiền - Lễ”: Gợi mở những suy nghĩ về việc vận dụng chữ "Lễ" trong xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO