Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ra mắt Câu lạc bộ "Trái tim người lính Thủ đô"

T. Trang 15:43 04/10/2023

Sáng 4-10, Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Câu lạc bộ “Trái tim người lính Thủ đô”.

ong-hung-4.jpg
Đại tá, CCB Nhà văn Đặng Vương Hưng giới thiệu cuốn sách Trái tim người lính Thủ đô do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành. ( Ảnh: Minh Quân)

Vào những ngày này cách đây 69 năm, từ 5 cửa ô của Hà Nội, lớp lớp đoàn quân bộ đội Cụ Hồ tiến vào tiếp quản Thủ đô. Nhìn lại lịch sử hơn 1010 năm Thăng Long – Đông Đô, vùng đất địa linh nhân kiệt này không chỉ có kháng chiến chống Pháp, mà trước đó là chống các thế lực xâm lược phương Bắc và sau này là Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và các cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ chủ quyền Biên giới và biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những người lính Thủ đô đã đặt dấu chân tới khắp mọi miền đất nước. Hơn thế, với vai trò là Trung tâm kinh tế, chính trị của các nước, Hà Nội luôn có một vị trị hết sức quan trọng cả trong thời chiến và thời bình. Hình ảnh những người lính của Hà Nội luôn in đậm trong mỗi trái tim của người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung!

Với ý nghĩa kết nối những người Hà Nội mang trong mình trái tim và phẩm chất người lính, góp phần tôn vinh và tri ân những người đã có công xây dựng và bảo vệ với Tổ quốc, đồng thời tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ, sau một năm tích cực vận động và chuẩn bị, Câu lạc bộ “Trái tim người lính Thủ đô” đã chính thức được ra mắt.

Theo Đại tá, cựu chiến binh, nhà văn Đặng Vương Hưng (người sáng lập và Chủ tịch Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam"), “Trái tim người lính Thủ đô” là Câu lạc bộ thứ năm chính thức được thành lập trong gần 3 năm qua. Trước đó, lần lượt là các Câu lạc bộ: “Trái tim người lính Phù Đổng” (2021), “Trái tim người lính Phương Nam” (2021), “Trái tim người lính miền Trung - Tây Nguyên” (2022) và "Trái tim người lính miền Tây” (ra mắt ngày 24-9-2023 tại TP Hồ Chí Minh).

ra-mat.jpg
Các đại biểu và thành viên CLB 'Trái tim người lính Thủ đô' chụp ảnh lưu niệm tại chương trình.

Với mục đích “Kết nối và chia sẻ, Tôn vinh và tri ân”, những năm gần đây, “Trái tim người lính Việt Nam" đã tổ chức nhiều hoạt động có nội dung nhân văn, truyền cảm hứng về truyền thống và lịch sử cho thế hệ trẻ như: Sưu tầm, biên soạn và xuất bản bộ sách tư liệu vô giá “Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam”…

Tại Lễ ra mắt, Đại tá, nhà văn Trần Trọng Giá, Chủ tịch Câu lạc bộ “Trái tim người lính Thủ đô” xúc động cho biết: “Để có được cuộc sống trong hòa bình và hạnh phúc hôm nay, đất nước ta đã phải trải qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến đã chứng kiến bao trận đánh ác liệt, biết bao người con đã xả thân vì Tổ quốc, nguyện hy sinh thân mình để bảo vệ quê hương. Chúng tôi tự thấy mình có trách nhiệm phải tri ân đồng đội, kết nối nghĩa tình, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội”.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức giới thiệu cuốn sách “Trái tim người lính Thủ đô” do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành tới đông đảo công chúng. Ấn phẩm dày 344 trang với 25 bài viết ký chân dung và tư liệu của gần 20 tác giả, khái quát phần nào vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của những người lính Thủ đô thời đại Hồ Chí Minh./.

Bài liên quan
  • Trách nhiệm từ trái tim người lính
    Trong thời chiến hay thời bình, những người lính bộ đội cụ Hồ luôn kề vai, sát cánh, sẻ chia khó khăn cùng người dân, càng gian khó, tình quân dân càng khăng khít, gắn bó và tỏa sáng. Phát huy phẩm chất đó, khi trở về với đời thường những người cựu chiến binh, thương bệnh binh Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình đã trở thành những “mạnh thường quân” có tấm lòng nhân ái, hết lòng ủng hộ cộng đồng, xã hội, đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19…
(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt Câu lạc bộ "Trái tim người lính Thủ đô"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO