Ra mắt ấn bản mới “Dưới chân Cầu Mây”

Thanh Bình| 07/07/2019 09:24

Ấn bản mới tập truyện “Dưới chân Cầu Mây” của nhà văn Nguyên Hồng vừa được NXB Kim Đồng cho ra mắt bạn đọc. Tuyển tập gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: “Đôi chim tan lạc”, “Dưới chân Cầu Mây” và “Cháu gái người mãi võ họ Hoa”.

Ra mắt ấn bản mới “Dưới chân Cầu Mây”

“Dưới chân Cầu Mây” là câu chuyện cảm động về anh bộ đội thương binh tên Chí. Anh từng bị giặc Pháp bắt và tra tấn dã man hòng lấy cung nhưng với ý chí kiên cường không khuất phục trước đòn roi của giặc, anh quyết không khai nửa lời. Với sự trợ giúp của Giang - chàng thiếu niên trẻ tuổi cũng từng bị giặc bắt khi làm nhiệm vụ giao liên, hai người đã trốn thoát khỏi nhà tù của giặc và trở thành anh em, đồng chí thân thiết. Trong khoảng thời gian chờ bắt liên lạc với đơn vị, Chí đã sống cùng gia đình Giang ở phố Cầu Mây, dạy bình dân học vụ, hướng dẫn bà con đào hầm tránh đạn. Với sự dìu dắt của Chí, Giang cùng với các bạn thiếu nhi khối phố tăng gia sản xuất, dọn dẹp phố xá sạch đẹp, tham gia các hoạt động văn thể… Một câu chuyện giản dị, xúc động về tình quân dân như cá với nước. 

Trong “Cháu gái người mãi võ họ Hoa”, nhà văn Nguyên Hồng đã dành những trang viết đầy xót thương khi viết về cuộc đời của Tiểu Hoa, cô bé theo cha mãi võ bên bờ sông Tam Bạc. Quân Nhật tràn đến chiếm đóng, bắt đầu cuộc đời chìm nổi của Tiểu Hoa. Sau hơn hai mươi năm nhiều dâu bể, trở lại phố xưa, tim tác giả “chợt đập tung lên” khi gặp lại hình ảnh một cô bé Tiểu Hoa năm xưa trong hình hài một bé gái – chính là con gái của Tiểu Hoa. Hình ảnh cô bé khiến nhà văn có mối liên tưởng mạnh mẽ: “những làn lửa chớp của những băng đạn cuồn cuộn quyết liệt, căm giận vô cùng, và cũng bình tĩnh tin tưởng vô cùng, bắn lên từ một sức sống cũng thật là mới lạ, kì diệu vô cùng”.

“Đôi chim tan lạc” có lẽ là một trong những truyện về thiên nhiên và thế giới loài vật hay nhất của nhà văn Nguyên Hồng. Tác phẩm miêu tả sống động cuộc đời chìm nổi của đôi chim Mã Lĩnh – “đôi chim cổ cườm óng ánh, bộ lông như nhiễu như xa tanh”. Vợ chồng Mã Lĩnh đã từng có cuộc sống êm đềm ở động Ổi đài Tre tại vườn nhà bác Trai. Bỗng một ngày, bom đạn trút xuống, kéo theo cơn đại họa của vợ chồng Mã Lĩnh. Đôi chim bị gã chạy chợ bắt đi nhốt vào lồng, phải chịu một cuộc sống chật hẹp tù túng như “chuồng cọp ở Côn Lôn”. Trải qua bao đau đớn, cuối cùng, đôi chim cũng may mắn thoát ra được và trở về chốn cũ. Động Ổi đài Tre một thời đã khác. Nơi đây đã có một đơn vị bộ đội đóng quân. Cuộc sống của đôi chim giờ đây đồng hành với những người lính bộ đội cụ Hồ ân tình hiếu nghĩa. 

Nhà văn Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của “những người cùng khổ”. Ông dành tình cảm sâu sắc cho giới lao động nghèo dưới đáy xã hội. Ngay cả các nhân vật trong truyện thiếu nhi của ông cũng là những em bé, hay con vật đáng thương, những nạn nhân của chế độ cũ, của chiến tranh, khiến người đọc rưng rưng cảm động về những gian truân vất vả các nhân vật đã phải vượt qua. Bên cạnh đó, ý chí kiên cường, tình yêu thương thiết tha của các em cũng khiến người đọc cảm phục và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.

Ngoài tập truyện “Dưới chân Cầu Mây”, mới đây, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng tái bản hai tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, “Một tuổi thơ văn” và tuyển truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Nguyên Hồng” của nhà văn Nguyên Hồng.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt ấn bản mới “Dưới chân Cầu Mây”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO