Quỳ Châu (Nghệ An): Vì sao đất khai hoang không được cấp "sổ đỏ"?

Hoàng Tùng/Dân Sinh| 16/06/2019 09:28

Mới đây PV nhận được đơn thư của bà Lang Thị Hà (trú thị trấn Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu), phản ánh về việc đất do bà khai hoang nhưng không được cấp "số đỏ".

Quỳ Châu (Nghệ An): Vì sao đất khai hoang không được cấp

Bà Hà trên miếng đất do mình khai hoang

Theo đơn thư, năm 1984, bà Hà về nhận công tác tại trường THPT Quỳ Châu. Gia đình bà khai hoang một mảnh đất nằm cạnh trường. Mảnh đất thuộc thửa đất 305, tờ bản đồ số 7 bản đồ 299, thuộc xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, nay là khối 2B, thị trấn Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Gia đình bà Hà đã làm nhà ở và đào ao nuôi cá, sử dụng ổn định từ năm 1984 đến nay không hề có tranh chấp. Nhưng không hiểu sao UBND huyện Quỳ Châu lại không công nhận phần đất ao do gia đình bà khai hoang.

Quỳ Châu (Nghệ An): Vì sao đất khai hoang không được cấp

Nhều người hàng xóm làm chứng đất do gia đình bà Hà khai hoang và sử dụng

Cụ thể, năm 2001, khi cán bộ thị trấn Quỳ Châu, xuống đo đạc và làm kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo Nghị định 60/CP, bà Hà không có ở nhà, chỉ có chồng bà ở nhà. Cán bộ thị trấn chỉ kê khai phần diện tích đất ở của gia đình bà là 773,3m2. Còn lại phần ao nuôi cá là 1058m2 không được kê khai. Do chồng bà là ông Hoàng Linh, công tác trong lực lượng vũ trang ít khi ở nhà nên không biết, đã ký vào.

Quỳ Châu (Nghệ An): Vì sao đất khai hoang không được cấp

Nhà và ao của gia đình bà Hà trước đây

Đến năm 2005, thị trấn Quỳ Châu mời bà Hà lên làm GCNQSDĐ, lúc này bà mới "ngã ngửa" rằng phần đất ao của gia đình bà không được kê khai vào "sổ đỏ". Sau đó bà Hà làm đơn khiếu nại.

Năm 2006, UBND thị trấn Quỳ Châu có Quyết định số 49 giải quyết khiếu nại của bà Hà, cho rằng phần đất ao đó trước đây do trường THPT thuê đào ao thả cá. Đến năm 1993, trường chuyển đi đã bán lại cho bà Hà, nên phần đất đó không được cấp cho gia đình bà. Bà Hà tiếp tục khiếu nại lên cấp huyện. Đến năm 2007, UBND huyện Quỳ Châu có quyết định 217, do ông Lang Văn Chiến ký ngày 6/3/2007, về việc giải quyết khiếu nại của bà Hà. Nội dung y chang quyết định của UBND thị trấn Quỳ Châu.

Quỳ Châu (Nghệ An): Vì sao đất khai hoang không được cấp

Quyết định 217 của UBND huyện Quỳ Châu

Ngày 12/6/2019, phóng viên đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND thị Trấn Quỳ Châu Nguyễn Thế Công. Khi được hỏi vì sao không công nhận phần đất của gia đình bà Hà khai hoang thì ông Công trả lời: “Do trường THPT bán cho bà Hà là bán sai thẩm quyền nên không cấp được”. Khi PV giở bản đồ 299, thể hiện rất rõ, đất của trường THPT và sân trường chỉ có một khoảnh nhỏ trong bản đồ. Còn lại gần như thửa đất 305 vẫn ghi là đất hoang. Căn cứ vào thực địa và bản đồ, đất ở và ao nuôi cá của gia đình bà Hà nằm ngoài khuôn viên của trường cấp 3 thì ông Công, cho rằng: “Lúc đó tôi chưa về đây làm chủ tịch thị trấn nên không biết. Chỉ dựa vào hồ sơ thôi”. Khi PV hỏi thị trấn có căn cứ vào Điều 20 Nghị Định 43 năm 2014 và Nghị Định 01/2017 của Chính Phủ về việc cấp GCNQSDĐ, ông Công trả lời: “Cái này anh sang bên huyện mà hỏi, tôi chỉ thực hiện theo chỉ đạo của huyện”.

Quỳ Châu (Nghệ An): Vì sao đất khai hoang không được cấp

Bản đồ 299 thể hiện rõ trường cấp 3 và sân trường cấp 3 chỉ là 1 khoảnh của thửa 305, còn nhà và ao của bà Hà trong phần khoanh tròn

Chúng tôi liên lạc điện thoại với Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, đặt vấn đề gặp để trao đổi thì Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu Ngô Đức Thuận, cho hay: “Cái đó trước đây huyện đã có quyết định rõ ràng rồi”. Khi PV hỏi huyện căn cứ vào đâu mà ra quyết định đó, có căn cứ vào bản đồ 299 hay Nghị định 43 và Nghị đinh 01 không?, thì ông Thuận trả lời: “Cái đó huyện đã làm đúng rồi. Nhà báo muốn viết cứ viết”.

Đề nghị UBND tỉnh Nghệ An vào cuộc làm rõ để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Quỳ Châu (Nghệ An): Vì sao đất khai hoang không được cấp "sổ đỏ"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO