Quốc hội thảo luận Luật An ninh mạng: Cần thiết nhưng phải đảm bảo tính hợp lý

Đức Thành/Xuân Hải/Laodong| 13/11/2017 13:45

Chiều nay (13.11), Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật An ninh mạng. Xung quanh vấn đề này, các tổ chức, hiệp hội cho rằng, có một số khái niệm, điều, khoản cần phải tiếp tục làm rõ và tách bạch, tránh sự trùng lặp với luật hiện hành.

Quốc hội thảo luận Luật An ninh mạng: Cần thiết nhưng phải đảm bảo tính hợp lý
Luật An ninh mạng là rất cần thiết, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập. Ảnh: T.L


Khái niệm chưa rõ ràng, quy định trùng lặp với luật hiện hành

Nhận định về Dự thảo Luật An ninh mạng (Dự thảo Luật), Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) - ông Vũ Hoàng Liên - cho rằng: “Phải đặt mục tiêu tạo điều kiện để phát triển. Khái niệm phát triển phải hiểu là không được để tụt hậu, vì như thế đồng nghĩa với mất thị trường cả trong nước và nước ngoài vì các điều kiện quá sức chặt chẽ sẽ tự đẩy các doanh nghiệp nội vào thế khó”.

Thông tin từ ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch VIA - cho biết, ngoài những từ ngữ, tiêu chí còn mơ hồ, một số vấn đề nhất thiết cần được làm rõ, cụ thể như: “Các quy định về an ninh mạng áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, hay chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp/cơ quan chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Có khả năng chồng chéo với các quy định trong Luật An toàn thông tin mạng, Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin…”.

Văn bản của VIA chỉ ra, hàng loạt vấn đề có sự trùng lặp giữa Dự thảo Luật với các luật khác đã có, như “Mục 2, Chương II thì Luật An toàn thông tin mạng đã quy định về đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng. Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy này không chỉ duy nhất Bộ TTTT được thực hiện, mà các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cũng hoàn toàn có thể thực hiện, tuân thủ theo đúng Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, việc đưa thêm yêu cầu đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an ninh mạng tại Điều 15, Điều 16 Dự thảo Luật sẽ dẫn đến tình huống một sản phẩm, thiết bị phải thực hiện hợp chuẩn, hợp quy nhiều lần” .

Hay một số quy định của Dự thảo Luật có biểu hiện xâm phạm vào sự điều chỉnh của luật hiện hành khác như “Việc từ chối cung cấp dịch vụ cho người dùng quy định tại khoản 2đ Điều 47 là đi ngược lại với quy định tại Điều 26, Luật Viễn thông - “Doanh nghiệp viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.

Trong khi đó, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) - bà Trần Thị Kim Phượng - cho biết “một số khái niệm và một số quy định chưa rõ ràng giữa hai khái niệm an ninh mạng và an toàn an ninh mạng. Ví dụ như trong đó có nội dung quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có những phần cần có sự tách bạch rõ ràng hơn đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia đã quy định trong Luật An toàn thông tin mạng. Một số quy định về thủ tục, điều kiện về cùng một lĩnh vực sẽ đẩy doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh từ hai cơ quan nhà nước” - bà Phượng nói.

Bà Phượng nêu ví dụ cụ thể: “Hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng hiện nay đang chịu sự điều chỉnh của Luật An toàn thông tin mạng thẩm định cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 11 Dự thảo Luật quy định Bộ Công an thẩm định năng lực điều kiện đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng, đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Như vậy các doanh nghiệp này sẽ chịu sự điều chỉnh của 2 cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và chồng chéo giữa Dự thảo Luật và Luật An toàn thông tin mạng” - bà Phượng đánh giá .

Băn khoăn về quy định đặt máy chủ tại Việt Nam

Trong Dự thảo Luật, nổi bật lên một vấn đề mà rất nhiều ý kiến quan tâm đó là quy định tại khoản 4 Điều 34 về việc bảo đảm an ninh thông tin mạng quy định về văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu thông tin người dùng tại Việt Nam. Ý kiến của VIA cho rằng “Quy định này không khả thi và gây khó khăn cho doanh nghiệp, cản trở người dùng được tiếp cận công nghệ tốt nhất, sản phẩm tiên tiến nhất, đồng thời không làm tăng mức độ an toàn mạng; Có thể vi phạm cam kết của WTO và cam kết trong TPP và ngăn cản tự do dữ liệu và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam; Có nguy cơ làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ bị tác động lớn hơn do có ít nguồn lực hơn trong việc đảm bảo tính tuân thủ về yêu cầu lưu trữ dữ liệu, cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm toán và các yêu cầu tuân thủ khác”.

Về vấn đề này, trong một cuộc gặp mặt báo chí, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) cho rằng: “Việc lắp máy chủ tại Việt Nam là lĩnh vực gần như nằm trong chủ quyền an ninh quốc gia chứ không nằm trong phạm vi an toàn thông tin mạng. Thực tế có một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đã đặt máy chủ ở Việt Nam. Một số nước Châu Âu và một số nước khác cũng đã yêu cầu tương tự như vậy” - vị này cho biết.

Lo ngại về việc này, ông Vũ Hoàng Liên nhận định: “Doanh nghiệp nội muốn tham gia thị trường nước ngoài, người ta cũng tạo rào cản như vậy thì sao? Sản phẩm trong nước có đảm bảo cung cấp được như sản phẩm nước ngoài đang cung cấp hay không? Bởi nếu không, người dùng sẽ lại tìm cách này cách khác vượt rào để sử dụng những sản phẩm kia của họ. Và nếu sản phẩm trong nước đủ tốt nhưng kiểu gì cũng có những giới hạn, chẳng hạn như tính toàn cầu không có là một hạn chế. Rồi còn việc đảm bảo tính cạnh tranh” - ông Liên băn khoăn.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình): Dự luật An ninh mạng phải phù hợp với cam kết quốc tế

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải bắt buộc đặt máy chủ tại Việt Nam là điều cần phải bàn bạc kỹ, vì có ý kiến cho rằng, quy định như vậy là bất khả thi và không thiết thực với đặc thù dịch vụ trên không gian mạng. Tôi cho rằng việc đặt máy chủ dữ liệu ở đâu không quan trọng bằng việc quản lý sử dụng dữ liệu đó như thế nào. Đây là dự luật mới nên phải tham vấn ý kiến của các chuyên gia, xem xét rất kỹ và đánh giá rất kỹ về đánh giá tác động được và mất những gì. Phải thiết kế làm sao để an ninh mạng đảm bảo, đảm bảo sản xuất kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Ngoài ra, dự luật này còn có những điểm tương đồng, chồng chéo với Luật An toàn thông tin, bản thân tôi cũng đang nghiên cứu và cũng sẽ có ý kiến về vấn đề này, riêng Ủy ban Pháp luật cũng đã có ý kiến rồi. HẢI - THÀNH

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm
    Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số thế giới. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Những người lính quân hàm xanh giữ bình yên biên giới Tây Bắc: Bài cuối: Thắm đượm tình nghĩa quân dân
    Với tinh thần “Gần dân, sát dân, hiểu dân”, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên luôn gần gũi, gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng biên. Bằng những phần việc cụ thể, những người lính quân hàm xanh đã thực sự đồng hành, hỗ trợ bà con phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội…
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Quốc hội thảo luận Luật An ninh mạng: Cần thiết nhưng phải đảm bảo tính hợp lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO