Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Quận Bắc Từ Liêm triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội

Quỳnh Chi 13/05/2024 20:56

UBND Quận Bắc Từ Liêm (TP. Hà Nội) vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc “tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn quận.

Kế hoạch của UBND quận Bắc Từ Liêm nhằm cụ thể hóa, triển khai nhiệm vụ được nêu tại Chỉ thị số 30-CT/TU. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của từng lĩnh vực và thời gian thực hiện làm cơ sở xây dựng chương trình công tác hằng năm; phân công các phòng, ban, ngành thực hiện các nội dung của kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả theo các nhiệm vụ được giao.

bac-tu-liem3.jpg
Đoàn khách quốc tế tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm (phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm) tại Lễ phát động mô hình Quy tắc ứng xử “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” diễn ra ngày 15/3/2024.

Theo đó, UBND quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, mục đích yêu cầu nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh để phát huy những phẩm chất của người Hà Nội, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.

Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả đường lối, quan điểm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo…”.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình, việc làm hiệu quả trong thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU, nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và xã hội về xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, các ngành, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong việc thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy.

Tổ chức rà soát, đánh giá đúng tình hình thực hiện hai Bộ quy tắc ứng xử “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố” và “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội” ban hành năm 2017; các mô hình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Lựa chọn các nội dung, nhiệm vụ, ưu tiên để thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có của từng ngành, từng địa phương, xây dựng các mô hình mẫu, điển hình theo từng tiêu chí để nhân rộng; chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, vinh danh các tập thể, cá nhân trong thực hiện tốt Chỉ thị. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn và phát triển cán bộ văn hóa từ Quận đến cơ sở.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh thông qua xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình (đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện và đăng ký duy trì thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; duy trì và nhân rộng các mô hình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm…).

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong đó đề cao giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường; kiên quyết ngăn chặn bạo lực và các tệ nạn học đường; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tương thân tương ái” gắn với giáo dục nếp sống văn hóa trong các nhà trường.

bac-tu-liem5.jpg
Học sinh mầm non tại quận Bắc Từ Liêm trong hoạt động làm quen với tiếng Anh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm phối hợp với đơn vị liên quan đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy và các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc” vào hệ thống trường học trên địa bàn quận.

Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh với các mô hình văn hóa tiêu biểu về thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng; rà soát, hướng dẫn cơ sở quy trình bình xét, công nhận, tôn vinh các danh hiệu văn hóa. Rà soát quy ước tổ dân phố trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, phát huy vai trò tự quản của tổ dân phố, bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục lạc hậu, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện quy ước tổ dân phố.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng; nhân rộng các mô hình, đổi mới phương pháp tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử. Triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, mô hình tuyên truyền “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn”, tiếp tục vận động các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn quận chủ động tham gia, phát huy vai trò mỗi người dân là một tuyên truyền viên tích cực về du lịch.

Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thư viện, tiếp tục đổi mới về phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình văn hóa đọc, thúc đẩy phát triển phong trào đọc sách góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Xây dựng môi trường văn hóa công sở đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nhân văn. Tiếp tục phát động và triển khai đề án văn hóa công vụ; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”. Tạo lập môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh bằng cách xây dựng, phát huy hiệu quả “văn hóa trên môi trường số”, khai thác tốt các giá trị truyền thống hướng tới mục tiêu xây dựng “công dân số”, “công dân toàn cầu”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Quận Bắc Từ Liêm triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO