Phùng Trung Tập

Phùng Trung Tập| 30/07/2019 15:16

Sinh năm 1955, hiện sống tại Hà Nội; PGS-TS Luật học, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Đã in 5 tập thơ và được trao Giải thưởng cuộc thi thơ của báo Người Hà Nội.

Phùng Trung Tập

Tìm lại lời ru
Cổng làng em, đã rêu xanh 
Chiều hè gió lặng im nhành muôn cây
Bao năm trở lại nơi này
Lối xưa, mòn vẹt tháng ngày gian truân.
Nhà em xóm giữa, liền sân
Hoa vối tần ngần bên gốc khế chua
Nhà em mát ngọn gió đùa
Trắng sân hoa bưởi đang mùa khoe tươi.
Thân thương tiếng hát à ơi
Bao năm biền biệt xa lời vắng tin
À ơi ngọt giọng, thơm duyên
Điệu thương, làn nhớ chẳng tìm thấy ngay.
Vẫn là giọng hát em đây
Điệu chèo ngày ấy, anh say bốn mùa
Thả hồn theo những lời ru
Khát thèm từng giọt ầu ơ… ru mình.
À ơi câu hát vô tình
Xoáy vào anh những lặng thinh ước thầm
Đong đưa nhịp điệu bổng trầm
Tình em xao xuyến khôn cầm lời yêu.

Nguyễn Trãi vẫn hằng đêm không ngủ 

Dẹp giặc ngoại xâm xong rồi
lòng vẫn khôn nguôi
nhiều việc phải làm như nhà nông vào mùa gặt hái
bận đánh giặc gác lại nhiều cuốc cày liềm hái
non sông vẹn toàn mà cuốc cày liềm hái lại thừa ra
đất rộng, mà con người vẫn đói
nước mắt ông thấm đẫm sương khuya
phủ kín những mái nhà vẹt mòn cỏ cây rơm rạ…
khói hương nhói tận đáy lòng
trời mang mang gió động.
Bờ cõi non sông
dòng đục dòng trong
đầy vơi lở bồi giữ nếp
cá ngớp bóng mây bọt nước
chớp rút chân mây sấm động bão giông
bao công việc cộm vào từng giấc ngủ…
Trăn trở nhiều về lịch sử kiến văn
dân đói no quyết không phải vận trời thế đất
bậc đá, bệ rồng ai người phân ngôi cao thấp
lịch sử bước đi không phải vô tình
gió thời nào cũng tròng trành
đất dày sẽ sâu bền rễ cội
hòa vào lòng dân để không đắm đuối
không úa tàn bật rễ nảy chồi riêng…
Ông ngồi nghĩ suy bên ngọn nến cháy
lặng im
nghĩ về nhân dân
về cuốc cày liềm hái
những mảnh đất của dân được gieo hạt cấy trồng…
Nguyễn Trãi vẫn đêm đêm không ngủ
tâm hồn ông sáng mãi một khoảng trời
nghĩ suy về
lưỡi cuốc lưỡi cày lưỡi liềm lưỡi hái
ruộng nương
của người dân
quyết không bị để thừa ra lần nào nữa!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Phùng Trung Tập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO