Phòng tranh Tháng sáu của ba họa sĩ

Lê Dương| 25/05/2020 00:36

Từ ngày 10 đến 16 tháng 6-2020 tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam sẽ diễn ra cuộc triển lãm nhóm của ba họa sĩ: Bùi Văn Tuất, Hải Kiên và Trần Thị Trường. Một cuộc bày tranh ngẫu hứng của ba người. Tháng Sáu cũng được chọn một cách ngẫu nhiên thành tựa đề cho triển lãm này.

Cả ba họa sĩ đều sử dụng chất liệu sơn dầu với bút pháp hiện thực và mỗi tác giả sẽ bày chừng 10 đến 15 bức kích cỡ khác nhau nhưng không bức nào có khổ to hơn 1m2 mặc dầu ai cũng đã vẽ khổ tranh lớn hơn như vậy.
Hội họa cũng tương tự như âm nhạc, có nhiều trường phái khác nhau, từ người sáng tạo đến công chúng thụ hưởng đều có chung một điểm trường phái/ cách biểu hiện không quan trọng, quan trọng nó có tạo được hiệu quả cảm xúc hay không mà thôi. Ba họa sĩ cũng nghĩ như vậy, họ tin vào cách biểu đạt của mình.  
Nếu Bùi Văn Tuất là tác giả của những bức tranh về chân dung trẻ em miền núi trong trẻo ngây thơ, những góc bếp có  mảng tường trình vùng cao độc đáo với ánh lửa ấm áp ngày đông, những con vật gần gũi như con trâu, con chó con gà… cùng gam màu trầm sâu lắng thì Hải Kiên lại đem tới triển lãm những bức tranh có gam màu tươi sáng, chủ đề gần gũi như tĩnh vật, chân dung và đặc biệt là hoa. Những tác phẩm về hoa như: Sa lem, Hồng bạch, Thủy tiên…bút pháp tinh tế

Trần Thị Trường không bày một chân dung nào. Bà chọn tĩnh vật là đối tượng sáng tác chính, coi tĩnh vật có linh hồn, có thể “trò chuyện” với con người trong đời sống, ngoài ra cũng có bày những bức về nội thất, phong cảnh. Một số tranh của bà có độ tương phản màu khá mạnh… 

Phòng tranh Tháng sáu của ba họa sĩ

Tranh ba con mèo của Trần Thị Trường

Họa sĩBùi Văn Tuất (1982) là người dân tộc Mường, quê ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì. Mê vẽ từ nhỏ nên hồi còn học phổ thông, mỗi tuần hai buổi, Tuất phải đạp xe cả đi cả về 30 cây số đến nhà một thầy dạy vẽ ở thị xã Sơn Tây để học. Hết lớp 12, Tuất đỗ vào Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, tới năm 2003 tốt nghiệp, huyện phân công về dạy vẽ ở một trường THPT nhưng anh lại thi tiếp vào Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam để làm giàu thêm hành trang của mình trên con đường nghệ thuật. Bùi Văn Tuất đã có triển lãm cá nhân Tuổi thơ như thế năm 2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật VN và một số các triển lãm nhóm khác. 

Phòng tranh Tháng sáu của ba họa sĩ

 Tranh góc bếp của Bùi Văn Tuất

Họa sĩ Hải Kiên (Nguyễn Hải Kiên) sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Trước khi đỗ Đại học Mỹ Thuật VN, 5 lần lều chõng đi thi vào “trường Yết Kiêu” là một thử thách không nhỏ đối với lòng kiên trì, nhưng Hải Kiên coi thời gian nào cũng là thời gian của nghệ thuật/ cho nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp Đại học,  Hải Kiên từng là họa sĩ ngân hàng nhà nước, nhưng do muốn có nhiều thời gian cho sáng tác hơn, anh chuyển về làm giảng viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Anh cũng đã tham gia bày tranh ở các triển lãm nhóm, triển lãm mỹ thuật do Hội Mỹ Thuật Việt Nam tổ chức.

Tranh của Hải Kiên để lại ấn tượng ở đậm nhạt/ sắc độ; ở tính nhịp điệu, hài hòa và tinh tế của màu sắc, một bảng màu khá riêng tư: ghi xám, trắng bạc...

Phòng tranh Tháng sáu của ba họa sĩ
Tranh của Hải Kiên

Họa sĩ Trần Thị Trường là người có tuổi đời đã cao, nhưng tuổi nghề lại thấp, bởi sau nhiều năm làm báo viết văn, được ghi nhận ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, quay về với hội họa, cái nghề mà ước mơ đầu đời bà đã không theo đuổi được dù đã thi đỗ và học dở dang ở khóa 1973-1978 tại Đại học Mỹ thuật CN Việt Nam. Tuy nhiên, như người ta vẫn nói, âm nhạc, hội họa văn chương là một quan hệ tổng hòa, bổ sung và hỗ trợ, nên chỉ sau một thời gian được họa sĩ Hải Kiên hướng dẫn, Trần Thị Trường đã mau chóng tìm lại được chính mình, và nhờ đó mà đã sớm có triển lãm cá nhân vào tháng 12/ 2019 với 48 bức tranh nhỏ về tĩnh vật và phong cảnh...Cả ba họa sĩ thuộc dòng hiện thực, họ thích vẽ trực họa nhưng không sao chép tự nhiên mà có khả năng xử lý tương quan màu đã rất đẹp từ tự nhiên để làm nên tác phẩm. Tranh của họ là những gì gần gũi với con người nên màu sắc họ ưa dùng cũng là màu sắc của đời sống xung quanh.

Như “ những người hát rong” yêu đời, cả ba đều có một lượng “khán giả” nào đó, và mỗi lần họ “hát” (bày tranh) của mình ra triển lãm hay trên mạng xã hội họ đều nhận được những khích lệ đáng kể.

Lần này, họ cùng nhau hát bài ca Tháng Sáu

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Phòng tranh Tháng sáu của ba họa sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO