Kiến trúc - Quy hoạch

Phối cảnh Quảng trường văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, đầu tư xây dựng gần 200 tỷ đồng

Hương Giang 20/08/2024 19:33

Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế được đầu tư gần 200 tỷ đồng để hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao công cộng phục vụ người dân, định hướng phát triển không gian đô thị và kết nối hài hòa về hệ thống kiến trúc cảnh quan…

Dự án Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt với tổng mức đầu tư 196 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng hơn 156 tỷ đồng và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

z5749301072193_03aa66b5b1be9dfa4fb3db3bc2e615c0(1).jpg
Toàn cảnh dự án Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Dự án Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cải tạo trên nền tảng Nhà thi đấu Bà Triệu (số 1, đường Hà Huy Tập, TP Huế) thành công trình văn hoá đa năng. Cụ thể, tháo dỡ một số cấu kiện không phù hợp và mở rộng nhà thi đấu từ tổng diện tích sàn 11.952m2 lên tổng diện tích sàn khoảng 19.542m2 (tăng khoảng 8.453m2). Khu vực hạ tầng kỹ thuật được chia thành 3 khu chức năng theo quy hoạch có tổng diện tích 7,06ha.

Khu vực công trình công cộng có diện tích 18.198m2 gồm Nhà thi đấu thể thao hiện trạng, hệ thống sân đường, hồ nước cảnh quan, xây dựng khán đài quan khách và hệ thống hạ tầng kỹ thuật như chiếu sáng, cấp nước, thoát nước. Khu Quảng trường văn hóa lễ hội có diện tích khoảng 15.036m2 ở phía Nam khu đất (mặt đường Tố Hữu) được bố trí hồ nước cảnh quan (sàn biểu diễn nhạc nước). Khu Quảng trường thể dục thể thao có diện tích khoảng 4.319m2 ở phía Tây khu đất (mặt đường Hà Huy Tập). Khu Quảng trường triển lãm trưng bày có diện tích khoảng 2.044m2 ở phía Bắc khu đất (mặt đường Bùi San). Khu Quảng trường văn hóa cộng đồng có diện tích khoảng 13.048m2 ở phía Đông khu đất (mặt đường Lý Tự Trọng)…

Theo ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội, hiện nay tại khu đất đang được các đơn vị trúng thầu triển khai thi công với nhiều máy múc, nhân công và căng dây an toàn đảm bảo an toàn, nhiều khối lượng đất được đào lên làm móng cũng như tạo mặt bằng và các xe bê tông ra vào tại công trường. Dự án có mục tiêu từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao công cộng phục vụ người dân, định hướng phát triển không gian đô thị, kết nối hài hòa về hệ thống kiến trúc cảnh quan, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

z5748616047930_5e7aeaeedffbd2f3ffec54b7ff4b11f3.jpg
Phối cảnh Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.
z5748616013590_292ff9adf25c0b8dedc1135201c25ad7.jpg
Phối cảnh sân và một góc Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.
z5748616026730_eba7d48d44500d3c96d162d987c7e8d8.jpg
Phối cảnh Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế về đêm.
z5748616036934_21fe7a87fd0f38b361bfb94c3f558aef.jpg
Phối cảnh cây cảnh ở Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.
z5748616025990_139873acac3af82881ece8e3879d0e6a.jpg
Phối cảnh người đi lại, vui chơi ở Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.
z5749303297390_acc0b79c8cfe235fadd5a75898078fe7(1).jpg
Công trường thi công dự án Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.
z5749301931555_710240740e1d15b1776b1bf0779c7d0c(1).jpg
Máy múc hoạt động thi công bên trong công trường.
z5749304971805_7946de7624c19705549e3df3694292b4(1).jpg
Đất được đào lên làm dự án Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, gói thầu số 10 chi phí xây dựng và thiết bị hạng mục hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án Quảng trường văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế có giá trúng thầu 97,8 tỷ đồng và được khởi công từ ngày 16/7/2024 (thực hiện là 240 ngày) do liên danh Công ty CP xây lắp và thương mại An Bảo, Công ty CP xây dựng thủy lợi Thừa Thiên Huế, Công ty CP Thành An thi công./.

Bài liên quan
  • Đề xuất xây 5 quảng trường quanh hồ Thiền Quang
    Quận Hai Bà Trưng đang lấy ý kiến người dân về đồ án Thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang, tỷ lệ 1/500. Theo đồ án được đơn vị tư vấn lập, thiết kế đô thị quanh hồ Thiền Quang sẽ gồm 13 khu chức năng, trong đó có 5 quảng trường.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của Unesco
    Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 04/4/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của Unesco.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
Đừng bỏ lỡ
Phối cảnh Quảng trường văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, đầu tư xây dựng gần 200 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO