Thế giới điện ảnh

Phim tài liệu “Sân bóng trên mây” của Việt Nam đến với khán giả Nhật Bản

Trung Kiên 04/01/2024 07:40

Bộ phim tài liệu “Sân bóng trên mây” của đạo diễn Đào Thanh Hưng và Phan Gia Nhật Linh thực hiện, vừa được lựa chọn cho dự án “Sắc màu châu Á”, đồng thời tác phẩm được trình chiếu trên kênh truyền hình NHK nổi tiếng của Nhật Bản.

sanbong2.jpg
Hình ảnh trong phim tài liệu “Sân bóng trên mây”.

Theo nhà sản xuất - đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, ê-kíp ghi hình trong gần một năm, phải nhiều lần di chuyển từ Hà Nội lên Sơn La. Sau khi gặp gỡ nhân vật, đội ngũ xây dựng kịch bản, hồ sơ xin tài trợ dự án và tham gia workshop ở Nhật Bản. Sau đó, câu chuyện trong phim dần hình thành rõ nét, mang đề tài lớn hơn ý tưởng trước đó.

“Sân bóng trên mây” là phim tài liệu xoay quanh nhân vật A Lừ, một thành viên trong đội bóng ở Tà Xùa – điểm “săn” mây nổi tiếng của Việt Nam tại tỉnh Sơn La. Chàng trai người Mông 20 tuổi, có vợ và hai con. A Lừ mê sút bóng nhưng bị bắt làm thủ môn do đá kém nhất nhóm. Giống như nhiều người Mông khác trong khu vực, A Lừ kiếm sống từ việc hái và sao chè. Trong khi một số người sao chè bằng các thiết bị công nghiệp để tạo năng suất cao, A Lừ vẫn dùng phương pháp thủ công, cho rằng việc này sẽ cho ra sản phẩm ngon nhất. Song song nghề làm chè truyền thống, A Lừ còn muốn cải thiện đời sống gia đình, chu cấp đầy đủ cho vợ con.

sanbongtrenmay.jpg
A Lừ (bên phải) - nhân vật chính trong phim.
sanbong22.jpg
Hậu kỳ của phim được xử lý toàn bộ tại Nhật Bản.

Ở Tà Xùa, A Lừ gặp Kiên, một người “bỏ phố về quê” khởi nghiệp. Kiên phát hiện những cây chè cổ thụ vài trăm năm tuổi có thể cho ra loại chè ngon. Từ đó, Kiên kết bạn với A Lừ để tìm hiểu cách sao và cùng vào rừng hái chè. Hai người ngày càng thân thiết, học hỏi nhau nhiều điều về văn hóa và nếp sinh hoạt.

Điểm nhấn của phim “Sân bóng trên mây” là sự kết hợp kể chuyện hài hòa giữa hình ảnh và âm nhạc truyền thống. Điều đặc biệt, công đoạn hậu kỳ của phim được xử lý toàn bộ tại Nhật Bản cùng với các chuyên gia nước ngoài. Điều này khiến “Sân bóng trên mây” có sự pha trộn, dung hòa về cách kể chuyện giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, giúp phim dễ tiếp cận hơn đến khán giả trong nước lẫn quốc tế.

“Câu chuyện trong “Sân bóng trên mây” dễ gây đồng cảm với khán giả Nhật bởi hai dân tộc rất đồng điệu về giá trị của gia đình. Bộ phim tài liệu này khiến tôi cảm thấy gần gũi với người Việt hơn bao giờ hết, ông Makoto – nhà đồng sản xuất bộ phim tài liệu “Sân bóng trên mây”, chia sẻ.

Trong khi đó, đạo diễn Đào Thanh Hưng, cho biết, muốn hình tượng hóa sân bóng đất ở miền núi cao giống như một nhân vật, một con người và sân bóng này cũng thay đổi theo thời gian trước biến đổi của thời cuộc. Văn hóa người Mông là yếu tố chủ chốt trong phim, đó là chất liệu ê-kíp giới thiệu về vẻ đẹp riêng biệt của Việt Nam tới bạn bè thế giới.

ngo-hong-quang.jpg
Âm nhạc trong phim có sự góp giọng của nghệ sĩ Ngô Hồng Quang (ngoài cùng bên phải).

Trong bộ phim tài liệu này, khán giả còn được thưởng thức giọng hát của nghệ sĩ Ngô Hồng Quang, tiếng sáo của Lý Mí Cường đảm nhiệm. Những thanh âm mang đậm âm hưởng núi rừng, kết hợp hình ảnh lao động của con người, tạo nên cảnh sinh hoạt nhiều màu sắc và đem lại nhiều cảm xúc cho người xem. Chính những bản nhạc trong phim khiến khán giả được đắm chìm vào câu chuyện, âm nhạc của người Mông, giúp công chúng có thể hình dung trước mắt sự náo nhiệt của không gian tại vùng cao của Việt Nam.

Phim “Sân bóng trên mây” chiếu trên kênh truyền hình NHK Nhật Bản với định dạng 30 phút, sau đó một dự án tại rạp với thời lượng 90 phút được đạo diễn Đào Thanh Hưng ấp ủ gửi đến khán giả trong nước trong thời gian tới./.

Bài liên quan
  • Những phim Việt ra mắt năm 2024
    Mai, Trước giờ "yêu", "Gặp lại mẹ bầu", "Lật mặt 7" hay "Ngày xưa một chuyện tình" sẽ gât sốt phòng vé Việt năm 2024?
(0) Bình luận
  • Kết thúc tuần phim kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
  • Phim “Không thời gian” – khắc hoạ hình tượng Bộ đội Cụ Hồ thời chiến và thời bình
    “Không thời gian” là dự án phim đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), phản ánh chân thực hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời chiến và thời bình...
  • Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Tạo đà cho điện ảnh Việt sáng tạo và cất cánh
    Với nhiều chương trình phim, nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã in dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh quốc tế và Việt Nam, tạo nên bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt dành cho khán giả Thủ đô và khát vọng sáng tạo với nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế.
  • “Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử”
    Sáng ngày 9/11/2024, hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” đã diễn ra tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
  • Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng"
    Liên hoan phim hoạt hình "Dòng Khát Vọng" được diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (9/11/1959 - 9/11/2024). Chương trình thể hiện khát vọng mang nét họa bản địa đặc sắc của các nghệ sĩ Việt vươn ra thế giới.
  • Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
    “Thành phố Hà Nội vinh dự được đồng hành với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2024. Thành phố đã sẵn sàng mọi điều kiện góp phần vào thành công chung của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định tại lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) tối 7/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phim tài liệu “Sân bóng trên mây” của Việt Nam đến với khán giả Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO