Phim "Huyền sử vua Đinh" mắc nhiều lỗi ở khâu kịch bản và tạo hình

Kim Thoa (T/h)| 26/11/2022 19:00

"Huyền sử vua Đinh" của đạo diễn Anthony Võ là một trong những phim Việt hiếm hoi ra rạp dịp cuối năm. Tuy nhiên, phim chiếu rạp về vua Đinh Tiên Hoàng mắc nhiều lỗi ở khâu kịch bản, tạo hình như quân lính nhuộm tóc, cột điện xuất hiện trong trận chiến.

huyen-su-1-jpeg-3516-1669377532.jpg
Diễn viên Anh Tài đóng vai chính - Đinh Bộ Lĩnh trong "Huyền sử vua Đinh". Ảnh: Blue Galaxy

Theo đuổi thể loại dã sử (có nhiều chi tiết hư cấu từ lịch sử), phim tái hiện chân dung Đinh Tiên Hoàng, từ thuở còn là thanh niên đến lúc dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Những thước phim mở đầu bằng việc Đinh Bộ Lĩnh dập tắt nội loạn, ổn định gia tộc, rồi tiếp đó là quá trình vị vua họ Đinh lần lượt kết minh, chiêu hàng hoặc tiêu diệt các sứ quân khác. Xuyên suốt phim là những màn đấu trí, đấu dũng, đấu mưu gay cấn và những màn phục kích mô tả sự khó khăn của Đinh Bộ Lĩnh trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân, từ đó khắc họa một vị vua tài năng và mưu lược. Xen lẫn trong phim là câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng, cùng một chút yếu tố huyền sử để tăng thêm sự kịch tính và hấp dẫn cho bộ phim.

Tuy nhiên thay vì khai thác những lát cắt tiêu biểu, đạo diễn nỗ lực thâu tóm 24 năm (944-968) cuộc đời Đinh Bộ Lĩnh vào tác phẩm dài 78 phút;  Các cột mốc then chốt trong sự nghiệp chinh phạt của Đinh Bộ Lĩnh đều bị điểm qua sơ lược; Cách các nhân vật chuyển biến tâm trạng còn sơ sài, thiếu hợp lý; Phim kết nối các giai đoạn trong đời Đinh Bộ Lĩnh qua lời thuyết minh và tranh bản đồ. Mỗi lần quân của ông chinh chiến ở đâu, đạo diễn sử dụng đồ họa để diễn giải chiến sự, khiến phim mang đậm phong cách game, thiếu tư duy nghệ thuật cần thiết của một tác phẩm điện ảnh; Dàn vai quần chúng không được đầu tư đúng mức so với quy mô của các trận đánh; Tác phẩm cũng mắc nhiều lỗi cơ bản về khâu hóa trang, bối cảnh. Ở một cảnh đám thích khách ám sát Đinh Bộ Lĩnh, một diễn viên quần chúng lộ tóc nhuộm vàng. Nhiều phân cảnh cho thấy công đoạn hậu kỳ qua loa khi để lọt hình ảnh cột điện, gian nhà cấp bốn hiện đại... Ở nhiều cảnh quay cận, gương mặt nhân vật Đinh Tiên Hoàng vẫn dính lớp keo dán râu giả. Khi mô phỏng hình ảnh rồng hộ mệnh bay quanh thân Đinh Bộ Lĩnh, phim để lộ kỹ xảo kém chân thật, đậm chất vi tính...

Sau 6 ngày công chiếu, bộ phim Huyền sử vua Đinh chỉ thu về khoảng 42 triệu đồng. Nếu như duy trì mức doanh thu này trong thời gian phát hành còn lại thì nhà sản xuất cầm chắc lỗ. Trên thực tế, ngoài việc khai thác đề tài kén người xem, thì "Huyền sử thiên đô" cũng gặp cái khó chung như các bộ phim khác ra rạp thời điểm này, đó là trùng vào dịp diễn ra giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2022, nên nhìn chung mặt bằng doanh thu các phim hiện tại đều khá thấp.

Bài liên quan
  • Bộ phim Việt tham dự Oscar đang gây tranh cãi
    Phim 578: Phát đạn của kẻ điên với tên quốc tế là 578: Magnum là một trong những bộ phim Việt gây tranh cãi nhất khi ra rạp mùa hè vừa qua. Phim đột ngột rút khỏi rạp sau 10 ngày công chiếu và mới đây được chọn là đại diện cho Việt Nam gửi dự tranh vòng loại Oscar 2023 hạng mục Phim truyện quốc tế. Điều này cũng khiến bộ phim trở thành chủ đề tranh luận một lần nữa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Phim "Huyền sử vua Đinh" mắc nhiều lỗi ở khâu kịch bản và tạo hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO