Văn hóa

Phát triển tiềm năng du lịch văn hóa Hòa Bình: Bài cuối: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đình Thế 21/09/2023 10:52

Với thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi cùng sự đa dạng về văn hóa bản sắc dân tộc, tỉnh Hòa Bình đang có những bước đi đúng đắn để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Hướng tới mục tiêu đón 4,9 triệu khách vào năm 2025, doanh thu du lịch đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động; xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình là Khu du lịch Quốc gia vào năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Hòa Bình phấn đấu phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp hẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Phát triển tiềm năng du lịch

Trong kế hoạch phát triển du lịch Hòa Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hòa Bình cũng có kế hoạch tạo sản phẩm du lịch liên kết vùng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn cho biết: Trong việc quy hoạch, xây dựng cũng như triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - du lịch, địa phương đều chú trọng tới việc khai thác thị trường rộng lớn là Thủ đô Hà Nội, phối hợp cụ thể giữa hai địa phương. Tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội đã có những dự án quan trọng để kết nối du lịch. Điểm hình là tuyến cáp treo dài 3km nối chùa Tiên (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) với chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), kết nối du lịch tâm linh giữa hai địa phương.

hinh_1-11_26_37_975.jpg
Khu du lịch lòng hồ Hòa Bình là tiềm năng phát triển du lịch .

Tỉnh Hoà Bình đã quy hoạch các khu vực để phát triển du lịch như lòng hồ Hòa Bình với diện tích là 52ha đã được quy hoạch tổng thể, dự án làm đường vòng quanh hồ, xây dựng cảng để kết nối giao thông đường thủy, đường bộ. Đồng thời, xây dựng những khu du lịch hyện Lạc Sơn kết nối với huyện Kim Bôi đó là một trong những điểm nhấn, ông Nguyễn Văn Toàn bày tỏ.

Bên cạnh đó, Hoà Bình cũng tích cực đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Nâng cao hiệu quả công tác quảng bá du lịch, số hóa Cổng thông tin du lịch thông minh của tỉnh và trang web quảng bá du lịch của Khu du lịch hồ Hòa Bình… Đẩy mạnh Chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh Tây Bắc mở rộng...

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình Hà Văn Thắng cho biết: là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình hội đủ các điều kiện về địa lý, khí hậu, văn hóa đa sắc tộc để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp… Hòa Bình có điều kiện rất thuật lợi để phát triển các ngành du lịch. Hiện nay tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Mai Châu và các huyện ven sông Đà đã được Thủ tướng Chính phủ có quyết định quy hoạch thành trọng điểm du lịch quốc gia.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, thời gian qua Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình đã đồng hành trong giới thiệu các tiềm năng, sản phẩm du lịch của tỉnh nhà; giúp nhà đầu tư hiểu rõ quy định đầu tư tại Hòa Bình. Đồng thời, tham mưu cho UBND tháo gỡ khó khăn, vận dụng sáng tạo các quy định pháp luật để làm sao thủ tục ngày càng thông thoáng, có sức hút với nhà đầu tư… ông Hà Văn Thắng chia sẻ.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Du lịch đang dần thay đổi cuộc sống tại nhiều bản dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông… ở Hòa Bình cũng như ở nhiều địa phương Tây Bắc. Nhưng đó chỉ là con số nhỏ. Rất nhiều hộ dân ở miền núi vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, một trong số đó là bản sắc văn hóa dân tộc đang có nguy cơ mai một dần.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình Bùi Xuân Trường cho biết, hiện toàn tỉnh Hoà Bình đang có 786 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó: Tiếng nói, chữ viết là 10, ngữ văn dân gian là 154, nghệ thuật trình diễn dân gian là 171, tập quán xã hội là 113, nghề thủ công truyền thống là 26, tri thức dân gian là 268. Di sản văn hóa vật thể tại bảo tàng tỉnh Hòa Bình đang lưu giữ 18.003 hiện vật.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 101 di tích lịch sử, di tích văn hóa được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 60 di tích cấp tỉnh) và hơn 100 di tích chưa xếp hạng. Đây là tiềm năng lớn có vai trò quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh.

vhs_tuong-dai-anh-hung-cu-chinh-lan.jpg
Đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan giờ là điểm di tích lịch sử nằm trong chuỗi thăm quan khi đến hồ Hòa Bình.

Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đều có những bản sắc riêng biệt. Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ được khá đa dạng và phong phú.

Phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh Hòa Bình đó là việc đã làm tốt công tác tuyên truyền, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hàng năm, tỉnh đã thực hiện được gần 50 lớp truyền dạy nghệ thuật dân gian; hàng trăm lớp dạy chữ các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông.

“Nhờ đó mà, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã xuất hiện nhiều lớp truyền dạy chữ Dao, Tày, Thái, Mông và trình tấu Chiêng Mường, múa Mường... Người dân tự hào về những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc mình nên đã có ý thức bảo tồn, phát huy”, ông Bùi Xuân Trường cho biết.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn cho biết: Để phát huy và bảo tồn văn hóa, từ sau Hội nghị văn hóa toàn quốc, tỉnh đã xây dựng Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do vậy, thời gian vừa qua tỉnh cũng đã có những đề án, dự án để phát triển văn hóa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Định hướng đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn

Để phát triển du lịch cộng đồng chúng tôi gắn với bản sắc văn hóa, ví dụ khi xây dựng làng du lịch cộng đồng tại bản Ngòi (xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc), chúng tôi yêu cầu giữ nguyên bản từ kiến trúc đến nếp sinh hoạt của người dân Mường nơi đây”. Thời gian tới, tỉnh cũng sẽ tăng cường quảng bá, giới thiệu những đặc sắc của văn hóa, danh thắng Hòa Bình với du khách trong và ngoài nước, từ đó kích cầu du lịch, ông Nguyễn Văn Toàn nói.

b2-du-khach.jpg
Du khách quốc tế cùng bà con bản Mai Hịch múa hát.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu Hoàng Đức Minh cho biết, cùng với các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn bà con làm homestay phát triển du lịch cộng đồng, địa phương luôn quan tâm, khuyến khích bà con giữ gìn bản sắc, bảo tồn dân ca, dân vũ truyền thống, trong đó có Xòe Thái.

Bên cạnh gìn giữ cảnh quan, bản sắc địa phương, huyện Mai Châu ý thức việc tiếp cận, tận dụng các ứng dụng khoa học trong thời đại 4.0 để phát triển kinh tế. Huyện Mai Châu đã thực hiện số hóa 8 điểm du lịch, xây dựng bản đồ du lịch số, đưa ứng dụng MC thực tế ảo để du khách dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin cũng như khám phá các nét văn hóa, điểm đến hấp dẫn trên địa bàn. Ngoài ra, huyện thành lập các câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa du lịch, hỗ trợ người dân để phục dựng các lễ hội, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc nơi đây…

img_9169-min.jpg
Đoàn du khách quốc tế đến với bản Mai Hịch, huyện Mai Châu.

Nhằm thực hiệu có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hóa của các thế hệ trước, làm cho giá trị của các di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội; đồng thời khai thác, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngày 11/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết đề ra 6 nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ; tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức phổ biến truyền dạy các di sản văn hóa; đẩy mạnh liên kết sản xuất hàng hóa công nghiệp văn hóa; huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc...

Trong 6 tháng, toàn tỉnh đón 2,36 triệu lượt khách tham qua, du lịch, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,4% kế hoạch năm. Trong đó có 240.000 lượt khách quốc tế, 2.120 nghìn lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 59% kế hoạch năm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển tiềm năng du lịch văn hóa Hòa Bình: Bài cuối: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO