Văn hóa - Xã hội

Phát huy thế mạnh của phụ nữ trong việc ứng dụng công nghệ số

Thu Trang 25/03/2024 11:53

Sáng 25/3, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) đã tổ chức Lễ khởi động Dự án "Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi: Nâng cao năng lực và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và đang tăng trưởng do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam" với sự tham gia của hơn 50 đại biểu đến từ một số Bộ ngành, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tổ chức tài trợ và các đơn vị đối tác tham gia.

Sáng kiến "Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi” (AMB) được hình thành trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi mà hơn 40% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa trên khắp ASEAN đã trở nên xấu đi do tác động của đại dịch, trong đó các doanh nghiệp do nữ làm chủ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Với thành công của sáng kiến tại Malaysia và Indonesia, giúp 6.500 chủ doanh nghiệp nữ được đào tạo, hướng dẫn kèm cặp về nâng cao kỹ năng kỹ thuật số, “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi” tiếp tục mở rộng sang Việt Nam nhằm mục tiêu tiếp cận và hỗ trợ 25.000 nữ doanh nhân phát triển kinh doanh và tham gia tích cực vào nền kinh tế số.

Dự án này được TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 3507/QĐ-ĐCT ngày 22/02/2024 do Quỹ Châu Á tài trợ từ nguồn tài chính của Visa và thực hiện bởi Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, với sự tham gia của ba đối tác, gồm: Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM), Tái chính vi mô Thanh Hóa và Quỹ hỗ trợ hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế (VietED).

pn4.jpg
Ông Michael DiGregorio - Trưởng đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam phát biểu.

Ông Michael DiGregorio - Trưởng đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam cho biết: “Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tiếp tục đóng vai trò thiết yếu và góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề giải quyết việc làm của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp MSME, đặc biệt các doanh nghiệp do nữ làm chủ, đang phải đối mặt với nhiều rào cản có thể kìm hãm sự phát triển và khả năng cạnh tranh của họ tại thị trường nội địa và toàn cầu, bao gồm tiếp cận hạn chế đối với kỹ năng, công nghệ, mạng lưới quan hệ, tính kết nối thị trường và nguồn tài chính. Với nguồn tài chính của Visa, chương trình này hướng đến việc giải quyết các thách thức và thúc đẩy tính bền vững và tăng trưởng của các doanh nghiệp MSME tại Việt Nam".

"Dự án đã góp phần thực hiện khâu đột phá Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 13 đề ra là "Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin", đồng thời giải quyết đúng nhu cầu đang rất thiết yếu của các nữ chủ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, hộ kinh doanh gia đình tại Việt Nam.

Bà Dương Thị Ngọc Linh - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển

pn3.jpg
Bà Dương Thị Ngọc Linh - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển phát biểu.

Việc được trang bị những kiến thức kinh doanh một cách tổng quan, thực tế, linh hoạt về thời gian do được số hóa và hoàn toàn miễn phí sẽ giúp cho họ có nhiều cơ hội đề "Tăng trưởng doanh nghiệp". Trung tâm Phụ nữ và Phát triển mong muốn hiệu quả dự án không dừng lại ở con số 25.000 hội viên phụ nữ được tiếp cận kiến thức thông qua các bài giảng trực tuyến, mà lớn hơn là sự phát triển kinh tế cho phụ nữ và gia đình họ tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ Việt Nam", bà Linh nhấn mạnh.

pn2.jpg
Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Quốc gia Visa Việt Nam và Lào chia sẻ.

Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Quốc gia Visa Việt Nam và Lào chia sẻ: "Chương trình "Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi" ở Việt Nam không chỉ góp phần vào cam kết của Visa trong việc cung cấp 500.000 cơ hội đào tạo kỹ năng cho phụ nữ và trẻ em gái trong 10 năm, hướng đến phát triển các nền kinh tế trong khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF, Indo Pacific Economic Framework), mà còn có tiềm năng số hóa các mô hình cho vay tài chính vi mô ở các vùng nông thôn và có hoàn cảnh khó khăn". Bà Dung khẳng định thông qua chương trình giáo dục, cố vấn và hỗ trợ tiếp cận nguồn lực cho các doanh nhân nữ Việt Nam, sáng kiến này hướng đến việc "tạo đà tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới và xây dựng một xã hội toàn diện hơn cho tất cả mọi người, ở mọi nơi" về dài hạn.

pn1.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động dự án.

Tại Lễ khởi động Dự án, 3 đơn vị đối tác tham gia vào dự án đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc cung cấp đào tạo kiến thức số và kinh doanh cho các khách hàng tài chính vi mô. Thông qua hợp tác với các tổ chức này để cung cấp giáo dục số và quản lý tài chính cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ và các đối tượng yếu thế, tạo điều kiện cho họ được tiếp cận tài chính toàn diện, dự án "Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi" mong muốn sẽ góp phần thực hiện Chương trình khởi nghiệp, Chương trình chuyển đối số cũng như Chiến lược Tài chính toàn diện Quốc gia tại Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Mang tình thương yêu đến trẻ em vùng cao
    Với tinh thần tương thân tương ái và mong muốn sẻ chia những khó khăn, CLB Thiện Tâm cùng CLB Mầm Xanh đã tổ chức chuyến thiện nguyện “Hơi Ấm Mùa Đông 2024” đến thăm và hỗ trợ học sinh tại Trường Mầm non Họa Mi, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
  • Khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
    Tối 21/11 tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City (72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024. Các đại biểu và đông đảo người dân, du khách đã tham quan, mua sắm và thưởng thức các đặc sản cả nước quy tụ về Thủ đô Hà Nội.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
  • Xe thu gom rác rơi trên cầu treo Bình Thành xuống sông Hương, 2 người mất tích
    Trong lúc đang di chuyển qua cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) chiếc xe thu gom rác bất ngờ va vào lan can cầu rồi rơi xuống sông khiến 2 người mất tích. Hiện, lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và xác định nguyên nhân vụ việc.
  • Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội
    Với sự góp mặt của 250 gian hàng của hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 sẽ là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm tại Thủ đô Hà Nội. Đây là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm có sức tiêu thụ lớn nhất trong dịp cuối năm.
  • Hà Nội triển khai 5 giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố Hà Nội năm 2025. Trong đó, Thành phố sẽ triển khai 5 giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên HTX, người lao động và đảm bảo an sinh xã hội…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy thế mạnh của phụ nữ trong việc ứng dụng công nghệ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO