Phát huy mọi nguồn lực để trở thành quận trong thời gian sớm nhất

Nguyên Hương -Lệ Quyên| 17/01/2023 15:28

Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định đến năm 2025, thành phố phấn đấu đưa 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì phát triển thành quận. Thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội, các quận huyện đã có nhiều giải pháp nỗ lực để quyết tâm hoàn thành mục tiêu... Thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, huyện Đông Anh đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để lên quận trong năm 2023.

tbdrtbhty.png
Đông Anh là địa hạt hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Cơ bản đã đạt các tiêu chí huyện thành quận

Đông Anh là huyện nằm ở phía Bắc của Thủ đô, đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và có diện tích lớn nhất trong số 5 huyện phấn đấu thành quận giai đoạn 2021 - 2025. Với diện tích hơn 180km2, dân số khoảng 380.000 người, đơn vị hành chính gồm 23 xã, 1 thị trấn, Đông Anh có nhiều lợi thế và là một trong những huyện đi đầu thực hiện lộ trình xây dựng huyện thành quận, đạt 26/27 tiêu chí huyện thành quận, 13/15 tiêu chí xã thành phường theo bộ tiêu chí chung của thành phố. Hiện tại, huyện có 21/32 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội đã đạt và 11 tiêu chí chưa đạt. Nếu so sánh, đối chiếu với Nghị quyết số 26, Nghị quyết số 27 của Ban thường vụ Quốc hội thì huyện Đông Anh cơ bản đã đạt 30/31 chỉ tiêu, tiêu chuẩn. Đối chiếu theo quy định tại các Nghị quyết số 26, Nghị quyết số 27, huyện Đông Anh đã đủ điều kiện được công nhận thành quận. Đối với các chỉ tiêu, tiêu chuẩn xã thành phường, cơ bản các xã, thị trấn đều đạt từ 10/13 tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị phải đạt theo quy định tại Nghị quyết số 26, đủ điều kiện để công nhận thành phường. Theo báo cáo của huyện Đông Anh, hiện nay công tác quy hoạch được huyện tập trung đồng bộ, quyết liệt. Cụ thể, huyện đã và đang tập trung hoàn thành tất cả 81 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 nhằm khớp nối đồng bộ hạ tầng giữa các khu đô thị mới và khu dân cư hiện có. Huyện Đông Anh cũng tiên phong làm thí điểm mô hình “thành phố thông minh”. Bên cạnh đó, huyện đã sớm chủ động, có nhiều giải pháp tổng thể, quyết tâm và tập trung cao độ trong việc thực hiện và cơ bản hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt; duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt thuộc Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận và các Đề án thành phần.


Huy động mọi nguồn lực về đích

Với mục tiêu trở thành quận trong thời gian sớm
nhất, huyện Đông Anh đang triển khai khối lượng công việc rất lớn từ công tác quy hoạch, nhân sự đến nguồn lực phát triển. Để hoàn thành các tiêu chí còn chưa đạt, thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành các tiêu chí cấp huyện, cấp xã đã được phê duyệt, linh hoạt trong các hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất nhằm bảo đảm nguồn thu cho ngân sách... Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung hoàn thiện các thủ tục, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai những dự án ngoài ngân sách, nâng cao các tiêu chí trên địa bàn... Giao các đơn vị đang tiếp tục khẩn trương hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, sắp xếp thứ tự ưu tiên để triển khai thực hiện giai đoạn 2022 - 2025 nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao các chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí hợp nhất đã được phê duyệt, trong đó trọng tâm là hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chuẩn thuộc Đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận. Tiếp tục thực hiện nghiêm chủ đề công tác năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính… giữ vững chỉ số xếp hạng, chỉ số cải cách đứng trong nhóm 10 đơn vị dẫn đầu toàn Thành phố.

Hiện nay, trên địa bàn huyện, một số dự án đầu tư ngoài ngân sách bắt đầu triển khai thực hiện tạo động lực thúc đẩy và thu hút đầu tư; thị trường bất động sản cơ bản ổn định trong các tháng đầu năm góp phần tạo nguồn thu vào ngân sách, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi do đó kết quả kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Trên lĩnh vực kinh tế, Đông Anh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn ước đạt 179.714 tỷ 800 triệu đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp - Xây dựng ước tăng 10,4%; Thương mại - Dịch vụ ước tăng 16,2%; Nông nghiệp ước tăng 1%. Tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn: Công nghiệp và xây dựng chiếm 88,5%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 10,2%, Nông nghiệp chiếm 1,3%; cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng.
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình công tác trọng tâm toàn khóa của Thành ủy, Huyện ủy và 4 Đề án gồm: “Phát triển giáo dục và đào tạo huyện Đông Anh theo hướng đô thị giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”, “Phát triển Văn hóa - Thể thao huyện Đông Anh, giai đoạn 2020 - 2025”, “Phát triển Y tế cơ sở trên địa bàn Huyện giai đoạn 2021-2025” và “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025”; Chương trình hành động số 20 của Huyện uỷ về “Phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của địa phương, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các sở, ngành của Thành phố để cụ thể hóa được mục tiêu này. Huyện Đông Anh cũng đã có những đề xuất, kiến nghị với Thành phố quan tâm, rà soát đưa vào kế hoạch và sớm triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông quan trọng, có tính kết nối giữa huyện Đông Anh với các tuyến Quốc lộ, tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư. Đề xuất Thành phố tiếp tục xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án: Hạng mục Tháp tài chính hỗn hợp đa năng thuộc dự án Thành phố thông minh; Công viên Wonder Park; Khu công nghiệp Đông Anh. Với những kết quả đạt được và lộ trình rõ ràng mà huyện đã vạch ra thì việc Đông Anh trở thành quận chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bài liên quan
  • Hoài Đức phát huy nội lực để sớm trở thành quận
    Hướng tới mục tiêu trở thành quận trong thời gian sớm nhất, huyện Hoài Đức đã và đang tập trung khai thác mọi nguồn lực, trong đó đặc biệt chú trọng phát huy nội lực để hoàn thiện các tiêu chí: Giao thông, hạ tầng, phát triển đô thị… Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Bí thư Huyện ủy Hoài Đức Nguyễn Quang Đức xung quanh vấn đề này.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy mọi nguồn lực để trở thành quận trong thời gian sớm nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO