Văn hóa - Xã hội

Phát huy giá trị di sản, hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa

Thu Trang 09:44 25/07/2025

Chiều 24/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ Qúy II/2025 về kết quả nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm, các nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững các lĩnh vực, như: chuyển đổi số và chính sách miễn thị thực thúc đẩy du lịch; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; hoàn thiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

hop-bao-bo-van-hoa-the-thao-va-du-lich.jpg
Họp báo thường kỳ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Qúy II/2025.

Bộ VHTT&DL đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Bộ, văn bản giao nhiệm vụ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và chính sách miễn thị thực thúc đẩy du lịch.

Đặc biệt, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới tại Paris, Pháp, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đây là một quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và tôn giáo đặc biệt, nằm trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng và Bộ sưu tập tài liệu của nhạc sĩ Hoàng Vân cũng được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới. Phối hợp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong việc tiếp thu, giải trình góp ý đối với Hồ sơ Vườn quốc gia Hin-nam-no trình UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Về lĩnh vực du lịch, 6 tháng đầu năm 2025, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 10.664.608 lượt khách, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2024; khách du lịch nội địa ước đạt 77,5 triệu lượt; tổng thu từ du lịch ước đạt 518 nghìn tỷ đồng.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đã đạt được những kết quả nhất định, như xây dựng và triển khai chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025, tham dự các hội chợ du lịch quốc tế; phối hợp tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025...

Về lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Thông tư quy định các kênh Phát thanh truyền hình thiết yếu của trung ương và địa phương. Cấp mới và thu hồi hàng loạt giấy phép phát thanh, truyền hình.

Đặc biệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, YouTube, TikTok, Apple và Google; cấp mới nhiều giấy phép mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử; phối hợp xử lý các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm...

Về thông tin đối ngoại, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án phát triển 1 cổng/trang thông tin điện tử đối ngoại quốc gia trở thành nền tảng quảng bá hình ảnh quốc gia.

Trong quý III, Bộ VHTT&D tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Nghị quyết số 02/NQCP ngày 8/1/2025 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025...

Bộ cũng tập trung triển khai Chương trình, Đề án sau khi được phê duyệt: Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; Đề án “Quốc tế hóa Văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa Văn hóa quốc tế”; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án về công nghiệp giải trí.

Tiếp tục hướng dẫn các địa phương tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026. Chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự SEA Games 33 tại Thái Lan; Đại hội Thể thao trẻ châu Á tại Bahrain và các sự kiện thể thao quốc tế năm 2025. Triển khai công tác tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (AMMS8) năm 2025.

Tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ được giao tại Lễ Duyệt binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng thánh Tám (19/8/1945 - 19/8/2025 và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025)./.

Bài liên quan
  • Phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025). Mẫu biểu trưng quà tặng được sử dụng chính thức kể từ ngày 23/7/2025 trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025). Mẫu biểu trưng quà tặng được sử dụng chính thức kể từ ngày 23/7/2025 trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
  • Gợi mở giải pháp định hình bản sắc văn hóa trong kỷ nguyên số
    Trong bối cảnh công nghệ số phát triển nhanh chóng, việc xác lập vị thế văn hóa trong không gian số đã trở thành vấn đề cấp thiết và mang tầm chiến lược. Tại Việt Nam, nơi chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong môi trường số không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cuốn sách "Nhận diện văn hóa trong không gian số" do PGS.TS. Vũ Trọng Lâm và TS. Nguyễn Việt Lâm đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, là công trình đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho việc kiến tạo văn hóa trong thời đại số.
  • Còn mãi một “Thời hoa đỏ”
    Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, nhà thơ Thanh Tùng là gương mặt quan trọng của văn học nghệ thuật Hải Phòng nói riêng, của nền văn học Việt Nam nói chung. Cuộc đời bươn chải nhưng phóng khoáng cùng tài năng thi ca đặc biệt khiến ông được giới văn nghệ sĩ và đông đảo công chúng yêu mến, kính trọng. Dù đã khuất, nhưng thơ ông, đặc biệt là thi phẩm “Thời hoa đỏ” vẫn ghi dấu một phong cách riêng và sẽ còn sống mãi với thời gian.
  • Hà Nội: Điều chỉnh tổ chức giao thông cầu Nhật Tân
    Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, từ ngày 25/7 đến 18/8, cầu Nhật Tân sẽ được điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu và đường dẫn nhằm phục vụ thi công các hạng mục giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện.
  • Phường Thanh Liệt thăm, tặng quà người có công trên địa bàn dịp 27/7
    Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ngày 24/7, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND phường Thanh Liệt Nguyễn Minh Tuân làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản, hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO