Văn hóa – Di sản

Phát hiện con đường cổ nghìn năm tuổi ở Thánh địa Mỹ Sơn

Việt Thương 10/04/2024 11:36

Hiện, các chuyên gia chưa thể xác định chính xác tên gọi, chức năng, niên đại và chiều dài của con đường, nhưng có nhiều chứng cứ có thể xác định đây là con đường chính mà người Chăm xưa đi vào Thánh địa Mỹ Sơn để hành lễ, chứ không phải con đường du khách đang đi hiện nay.

1di_tich_my_sonluu_trong_dat.jpg
Mỹ Sơn là một khu di tích đền tháp cổ còn sót lại của văn hóa Chăm Pa. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam vừa công bố thông tin bước đầu kết quả thăm dò, khai quật phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía đông tháp K thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Một lối vào bí mật dẫn vào phía Đông tháp K, có niên đại hàng nghìn năm đã được tìm thấy trong cuộc khai quật, khảo cổ lần này.

Các nhà khảo cổ đã lật tung khoảng 220m² đất để làm rõ việc có hay không trong quá khứ từng tồn tại một tuyến đường dẫn từ tháp K vào trung tâm Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Về di tích, các hố khai quật phát hiện cấu trúc một đoạn kiến trúc đường dẫn phía đông tháp K. Con đường này có niên đại hàng nghìn năm. Kết cấu là đường đất dầm chặt, rộng 9m, dài hơn 150m, nằm ở khu vực phía Đông tháp K dẫn vào các khu tháp E - F ở sâu bên trong quần thể di tích Mỹ Sơn.

Con đường dẫn từ phía đông tháp K hướng vào các khu tháp E - F ở sâu bên trong thung lũng Mỹ Sơn. Tường bao được xây dựng bằng cách xây, xếp gạch thành hàng đôi ở hai bên, giữa nhồi thêm gạch vỡ. Tường có móng dưới to, sau đó xây thu dần lên mặt trên với chiều rộng mặt trên khoảng 0,46m.

Căn cứ vào lượng gạch bị đổ trong các hố thăm dò, khai quật, có thể nhận định bức tường này không xây cao, mà chỉ như một bức tường phân chia giới hạn không gian phía trong và phía ngoài con đường trong cùng một không gian thiêng của di tích.

Những di vật trên tiếp tục củng cố nhận định kiến trúc đường dẫn có niên đại thế kỷ XII, tương đương với niên đại tháp K.

Hiện, các chuyên gia chưa thể xác định chính xác tên gọi, chức năng, niên đại và chiều dài của con đường, nhưng có nhiều chứng cứ có thể xác định đây là con đường chính mà người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn để hành lễ, chứ không phải con đường du khách đang đi hiện nay.

Với kết quả nghiên cứu cập nhật trong đợt công tác này, các nhà khoa học kết luận rằng đây là con đường thiêng - con đường dẫn thần linh, vua chúa và tăng lữ Bà La Môn giáo đi vào không gian thiêng Thánh địa Mỹ Sơn. Dấu tích của con đường thiêng hay con đường hành lễ liên quan đến các nghi lễ Ấn Độ giáo đã được các nhà khảo cổ phát hiện ở một số địa điểm có tính chất tương tự khu đền tháp Mỹ Sơn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện con đường cổ nghìn năm tuổi ở Thánh địa Mỹ Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO