Văn hóa

Peru giới thiệu văn hóa qua triển lãm tượng gốm thủ công bò tót Pucara tại Hà Nội

KT 21:25 11/09/2023

Từ ngày 16 - 24/9 tới đây, tại Trung tâm văn hóa và nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Đại sứ quán Peru tại Việt Nam sẽ mang tới công chúng thủ đô cơ hội được chiêm ngưỡng một trong những biểu tượng đặc trưng nhất của nghề gốm truyền thống Peru thông qua triển lãm mang tên: "Bò tót Pucará".

trien-lam-tuong-gom-thu-cong-peru-tai-ha-noi-20230911145200.jpg

Triển lãm tượng bò tót Pucará bao gồm 19 tác phẩm gốm nghệ thuật thủ công, mang thiết kế và trang trí độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao, phản ánh khả năng sáng tạo và tay nghề tài hoa của các nghệ nhân nghề gốm Peru.

Các tác phẩm được trưng bày lần này nằm trong dự án quảng bá văn hóa do Bộ Ngoại giao Peru khởi xướng với tên gọi “Triển lãm lưu động Bò tót Pucará - vị sứ giả của cao nguyên Peru”.

Sự kiện này nằm trong dự án quảng bá văn hóa mang tên "Bò tót Pucará vòng quanh thế giới - Sứ giả của cao nguyên Peru” do Bộ Ngoại giao Peru kết hợp với chính quyền thành phố Leal Villa de Pucará tại vùng Puno - phía Nam Peru, và 10 hiệp hội nghệ nhân Pucará tương đương hơn 500 nghệ nhân gốm, đã và đang duy trì và phát triển di sản nghệ thuật này của Peru.

Bò tót Pucará là sự thể hiện văn hóa và tổ tiên của vùng Puno, đồng thời là một trong những tác phẩm nghệ thuật phổ biến nhất trong nghề thủ công của Peru và là sản phẩm của nền văn hóa đa dạng tại đây. Theo quan niệm của người Andean, hình tượng con bò Pucará được coi là biểu tượng của sức mạnh, hòa bình, dồi dào và thịnh vượng, đồng thời là biểu tượng cho bản sắc của miền Nam Peru.

Từ năm 2022, chuỗi triển lãm đã được nối dài qua nhiều quốc gia trên thế giới, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về di sản văn hóa truyền thống của vùng cao nguyên phía nam Peru. Tại khu vực Châu Á, BST tượng này đã được trưng bày tại các nước như Nhật Bản, Singapor, Thái Lan và Indonesia. Sau khi dừng chân tại Việt Nam, BST tượng bò tót Pucará sẽ tiếp tục "hành trình" của mình tới Ấn Độ.

Sau khi dừng chân tại Việt Nam, bộ sưu tập tượng Bò tót Pucará sẽ tiếp tục hành trình của mình tới Ấn Độ./.

Bài liên quan
  • Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV
    Chương trình nghệ thuật khai mạc có chủ đề "Miền Trung lung linh sắc màu hội tụ". Tham gia biểu diễn có khoảng 800 ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân chuyên nghiệp và quần chúng. Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV diễn ra từ ngày 8/9 đến 10/9 với sự tham gia của 11 tỉnh trong khu vực.
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
Đừng bỏ lỡ
Peru giới thiệu văn hóa qua triển lãm tượng gốm thủ công bò tót Pucara tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO