Đời sống văn hóa

Kỷ niệm 906 năm Ngày hóa của Nguyên phi Hoàng thái hậu Ỷ Lan 

Kim Thoa 09:36 08/09/2023

Nhân kỷ niệm 906 năm ngày mất Hoàng thái hậu Ỷ Lan (tức Linh nhân Hoàng thái hậu), UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức lễ dâng hương cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú.

img-5261-16697791327061140514073.jpg
Ngoài những giá trị về nghệ thuật kiến trúc, đình Yên Thái còn được biết đến cùng với câu chuyện về Nguyên phi Ỷ Lan - người được dân gian tôn làm Quốc mẫu (ảnh: toquoc.vn)

Lễ dâng hương kỷ niệm 906 năm ngày hóa của Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan sẽ được tổ chức vào hồi 8h30 ngày 9/9/2023 (tức ngày 25/7 năm Quý Mão), tại Đình Yên Thái- số 8 ngõ Tạm Thương, phường Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tọa lạc ở nơi giao nhau giữa ngõ Tạm Thương và phố Yên Thái là đình Yên Thái - nơi thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, Nguyên phi của vua Lý Thánh Tông. Đức Nguyên phi tên thật là Lê Thị Yến người hương làng Thổ Lỗi (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).

Tương truyền, trong một lần xa giá về Kinh Bắc, vua Lý Thánh Tông gặp cô gái Lê Thị Yến trong khi nàng đang hái dâu và tựa vào gốc cây lan. Ông đưa nàng nhập cung, phong làm Nguyên phi. Sau này, khi vua Lý Thánh Tông mất, bà trở thành Hoàng thái hậu. Bà thường được biết đến với tên gọi Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng thái hậu Ỷ Lan do có giai thoại bà gặp vua khi tựa gốc lan.

Hoàng thái hậu Ỷ Lan là một trong những phụ nữ lỗi lạc nhất lịch sử nước ta. Bà đã hai lần nhiếp chính thay chồng là Vua Lý Thánh Tông và nhiếp chính thay con là Vua Lý Nhân Tông để chống Tống, bình Chiêm, góp phần cùng triều thần đặt nền móng vững chắc cho 9 đời Vua nhà Lý, trị vì 216 năm, từ năm 1009 đến 1225; xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ. Với công lao to lớn đối với đất nước, bà được nhân dân tôn vinh là “Quan Nữ Âm”, được suy tôn là Phù Khánh Linh Nhân và được thờ tại đình Yên Thái.

Lễ dâng hương kỷ niệm 906 năm Ngày hóa của Nguyên phi Hoàng thái hậu Ỷ Lan còn là hoạt động thuộc đề án tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và xung quanh Hồ Gươm của quận Hoàn Kiếm.

Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống có ý nghĩa thiết thực không những của nhân dân quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Gai mà còn là niềm tự hào của nhân dân Thủ đô, nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, là nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Thủ đô, thể hiện tình cảm và truyền thống đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

Qua đó tiếp thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta trong công tác, trong học tập để cùng chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng ngày càng giàu đẹp, thanh lịch, văn minh./.

Bài liên quan
  • Nơi ăn "Tết Độc lập” lớn nhất cả nước
    Bên Di tích lịch sử bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh đã diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ huyền thoại. Đây là nét đẹp trong đời sống văn hóa, hoạt động thể thao của người dân huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), được khơi nguồn từ hơn 500 năm nay và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
(0) Bình luận
  • Đền Rừng: Những suất cơm nghĩa tình trong mùa Phật Đản
    Ngày 13/5/2025, trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh và thấm đẫm tinh thần từ bi của mùa Phật Đản, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã diễn ra một hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn và giàu giá trị văn hóa. Hoạt động do sự chung tay của đền Rừng (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) và chùa Đông Các Tự (La Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) khởi xướng cùng sự góp sức âm thầm của đông đảo phật tử, thiện tín gần xa.
  • Chùm ảnh Xá lợi Đức Phật được cung rước về chùa Quán Sứ
    Chiều ngày 13/5, vào lúc 15 giờ, xá lợi Đức Phật được cung rước từ Sân bay Nội Bài đi qua các tuyến đường quan trọng của Thủ đô như: Cầu Nhật Tân - đường Võ Chí Công - đường Đào Tấn - đường Kim Mã - đường Lê Duẩn - đường Trần Nhân Tông - đường Trần Bình Trọng - Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - chùa Quán Sứ.
  • Nhiều bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày tại triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
    Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các tỉnh, thành phố tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 16 - 20/5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, TP. Vinh, Nghệ An.
  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025: 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình
    Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hải Phòng cho biết, Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025 với chủ đề “Hải Phòng – 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình” diễn ra vào ngày 13/5/2025.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội
    Nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với nhân dân Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” từ ngày 16/5/2025 đến 18/5/2025 tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô Hà Nội.
  • Triển lãm văn hoá Phật giáo Đại lễ Vesak 2025
    Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại TP.HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức Triển lãm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 906 năm Ngày hóa của Nguyên phi Hoàng thái hậu Ỷ Lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO