Mỹ thuật

Nữ hoạ sĩ Đặng Ái Việt với "Tâm hoạ tri ân" tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam anh hùng

Đình Thế 17:14 27/07/2024

Nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 27/7, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với tổ chức “Trái tim người lính”, Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” và Ban Di sản ký ức (Câu lạc bộ Phụ nữ với Di sản) tổ chức sự kiện “Tâm họa tri ân”.

Sự kiện nhằm giới thiệu tâm huyết, nghĩa cử cao đẹp của nữ hoạ sĩ Đặng Ái Việt thông qua hành trình hơn một thập kỷ để ký họa chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân những đóng góp hy sinh của các thế hệ phụ nữ Việt Nam, các mẹ Việt Nam anh hùng cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

3b8232d01816bd48e407.jpg
Họa sĩ Đặng Ái Việt đã chia sẻ về hành trình ký họa chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng.

“Tâm họa tri ân” là sự kiện lần thứ 3 được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam về tranh ký hoạ Mẹ Việt Nam anh hùng của họa sĩ Đặng Ái Việt. “Tâm họa tri ân” muốn nói đến hành trình kiên trì, bền bỉ, đầy cảm xúc và nhiều kỷ niệm của nữ họa sĩ Đặng Ái Việt trong hơn một thập kỷ qua để ký hoạ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng.

Đó cũng là hành trình tự nguyện, tự tâm, là cuộc chạy đua với thời gian để kịp đến gặp được các Mẹ trước khi quá muộn. Hành trình ấy gắn với những người bạn đồng hành bền bỉ, thủy chung của hoạ sĩ, đó là chiếc xe Chaly, xe máy Cup 50... và những hành trang tối giản với một thùng đồ nghề đựng giấy, màu và bút vẽ, cùng chút ít tư trang cá nhân giúp bà rong ruổi trên khắp các nẻo đường.

934613953c53990dc042.jpg
Các đại biểu tham quan triển lãm những tác phẩm ký hoa chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng của Hoạ sĩ Đặng Ái Việt.

“Tâm họa tri ân” trưng bày 63 bức chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng, mang hình ảnh về sự đóng góp hy sinh của các bà mẹ trong công cuộc giành độc lập dân tộc ở 63 tỉnh thành trong cả nước.

Đặc biệt trong triển lãm lần này, những kỷ vật của hoạ sĩ được trưng bày gắn với nhiều câu chuyện cảm động khi bà đến với mỗi Mẹ; Xe máy Cup 50 - người bạn đồng hành cùng hoạ sĩ; những hiện vật đời thường dung dị như ca đun nước, ca uống nước, ruột tượng dùng đựng gạo mà bà sử dụng trong suốt cuộc hành trình của mình...

Ngoài ra tại sự kiện còn diễn ra chương trình giao lưu sẽ được tổ chức để công chúng được lắng nghe những chia sẻ về tâm nguyện cuộc đời, lý tưởng sống và cống hiến cho Tổ quốc cùng những câu chuyện xúc động, truyền cảm hứng về hành trình không chỉ cho riêng mình của họa sĩ Đặng Ái Việt.

40ed74ff6739c2679b28.jpg
Chiếc xe máy Halim người bạn đồng hành của Hoạ sĩ Đặng Ái Việt đi vẽ chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng từ năm 2023.

Tại sự kiện, Họa sĩ Đặng Ái Việt đã chia sẻ về hành trình tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng: “Không ai phân công tôi đi vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng, đó là mệnh lệnh từ trái tim”; Động lực để tôi có thể đi vẽ ở cái tuổi này đó là tình yêu. Hành trình đi đến với các mẹ là hành trình đến với tình yêu cuộc sống. Khi đã yêu cái gì, con người ta có thể vượt qua tất cả trở ngại để có thể đến được nơi cần đến”.

Với mong muốn tri ân và trả “Nợ đời, nợ nghiệp, nợ người cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc khi bước vào tuổi 62. Đến nay, cuộc hành trình hơn 14 năm (từ 19/2/2010) đã đưa họa sĩ đến 63 tỉnh thành, vẽ được hơn 3000 bức chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng.

406878875541f01fa950.jpg
0f6d297707b1a2effba0.jpg
Các tác phẩm ký hoạ chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng của Hoạ sĩ Đặng Ái Việt.

Nữ họa sĩ cho biết, hành trình tự nguyện của bà không đơn độc. Đằng sau hành trình ấy là sự giúp đỡ, đồng hành của các cấp, các ngành từ địa phương tới trung ương. Đó là điểm tựa để bà tự tin thực hiện tâm nguyện của mình.

Tại sự kiện, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt đã trao tặng gần 300 bức tranh chân dung mẹ Việt Nam anh hùng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam./.

Bài liên quan
  • Họa sĩ Dân Quốc - Người thiết tạo không gian chèo “Sắc sắc không không”
    “Sắc sắc không không” (có mà không, không mà có) là một trong những triết lý căn bản của giáo lý đạo Phật. Triết lý này tưởng chừng mơ hồ, nhưng ở góc nhìn, tầm nhìn và cách nhìn khoa học biện chứng thì hoàn toàn đúng với ý nghĩa vật chất của nó. Dường như họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu chèo Nguyễn Dân Quốc cũng đã lấy triết lý này làm phương châm cho sáng tạo của mình.
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nữ hoạ sĩ Đặng Ái Việt với "Tâm hoạ tri ân" tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam anh hùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO