Mỹ thuật

Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm

Phúc Lâm 07/07/2024 20:16

Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.

img_0353.jpg
Triển lãm tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của họa sĩ Lê Bá Đảng.

Ngày 7/7, UBND huyện Triệu Phong (Quảng Trị) phối hợp gia đình họa sĩ Lê Bá Đảng tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” tại làng Bích La Đông (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội Vì Hòa bình tỉnh Quảng Trị năm 2024 diễn ra từ ngày 7-14/7.

Triển lãm “Khát vọng Hòa bình” trưng bày 150 tác phẩm ở nhiều thể loại như sơn dầu, màu nước, ký họa, Lebadang graphic, thảm dệt, tượng gỗ, tượng inox, tượng đồng, gốm nung, xác máy bay B52 về chủ đề chống chiến tranh, ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước… và trưng bày các tư liệu về hoạt động nghệ thuật, tư liệu ủng hộ kháng chiến cứu nước, phản đối chiến tranh của vợ chồng họa sĩ Lê Bá Đảng, tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng về dự án mỹ thuật với quê hương Quảng Trị. Đặc biệt, trong số 150 tác phẩm đang trừng bày thì có 100 tác phẩm độc bản lần đầu tiên được đưa từ Pháp về triển lãm tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Thành Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết, triển lãm “Khát vọng Hòa bình” nhằm lan tỏa và phát huy các giá trị nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng, tôn vinh những đóng góp của họa sĩ trong các phong trào phản đối chiến tranh, ủng hộ công cuộc kháng chiến độc lập, giải phóng dân tộc tại Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh. Đồng thời, triển lãm giúp cho các tầng lớp nhân dân và du khách tiếp cận được với các tác phẩm mỹ thuật, nhất là các tác phẩm chống chiến tranh, ước nguyện hòa bình và từ đó tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại.

Sau triển lãm cán bộ và nhân dân huyện Triệu Phong mong muốn sẽ có bảo tàng, một không gian Lê Bá Đảng ngay trên mảnh đất quê hương ông sinh ra và lớn lên, nơi lưu giữ những tác phẩm, những di sản của ông để lại mà chưa nơi nào có được. Từ đó sẽ biến nơi đây thành một điểm du lịch thu hút khách tham quan - ông Nguyễn Thành Vũ cho biết thêm.

Họa sỹ Lê Bá Đảng (1921 - 2015) sinh ra tại làng Bích La Đông (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Năm 1939, Lê Bá Đảng sang Pháp trong đoàn lính thợ đến từ các nước thuộc địa của Pháp tham gia đội quân chống phát xít và bị Đức quốc xã bắt làm tù binh. Sau khi được trả tự do, Lê Bá Đảng học tại Học viện nghệ thuật Toulouse – Pháp (1942 – 1948).

Lê Bá Đảng là họa sỹ người Việt Nam thành danh trên đất Pháp và được mệnh danh là “một bậc thầy của hai thế giới Đông – Tây” nhưng lòng ông luôn hướng về Việt Nam. Hơn 70 năm sống ở nước ngoài nhưng các tác phẩm mà ông sáng tác đều gắn với Việt Nam và tiêu biểu như “Từ thời Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh’, bộ tranh “Đất nước”, “Thánh Gióng”, “Đêm Trường Sơn”, “Đường mòn Hồ Chí Minh”… Những đóng góp của họa sỹ Lê Bá Đảng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng danh hiệu “Vinh danh nước Việt” vào năm 2005. Năm 2006, họa sỹ Lê Bá Đảng cùng với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng tại TP Huế.

img_0393.jpg
Triển lãm trưng bày các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng.
img_0361.jpg
Khách thưởng lãm các tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng ở thôn Bích La Đông (Quảng Trị).
img_0377.jpg
Các tác phẩm với chủ đề “Khát vọng Hòa bình”
img_0358.jpg
Tác phẩm mỹ thuật điêu khắc gỗ.
img_0372.jpg
Các tác phẩm mang giá trị nghệ thuật của Lê Bá Đảng.

Triển lãm “Khát vọng Hòa bình” là lần thứ 3 các tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày ở quê nhà. Lần đầu tiên vào năm 1992 sau hơn nửa thế kỷ ông xa quê hương và lần thứ 2 vào năm 2021 gia đình ông tổ chức triển lãm nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của họa sĩ Lê Bá Đảng./.

Bài liên quan
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
(0) Bình luận
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Những góc nhìn mỹ thuật sinh động về Hà Nội sức sống và niềm tin
    Nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 8/10, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc triển lãm “Hà Nội - Sức sống và Niềm tin”.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Bức tranh panorama "Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới" tại Quảng trường ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ là địa điểm thu hút người dân đến thưởng lãm, check-in nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Nghệ thuật tạo hình tôn vinh "Hà Nội sức sống và niềm tin"
    70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc được chọn lọc từ bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ được giới thiệu tới công chúng trong triển lãm “Hà Nội sức sống và niềm tin” diễn ra trụ sở Bảo tàng (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) từ 8/10 đến 22/10/2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Công diễn vở "Nghêu Sò Ốc Hến" với hình thức múa rối người
    Ngày 19/10, Nhà hát Múa rối Thăng Long công diễn vở “Nghêu Sò Ốc Hến” tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Nhân dịp này, Hội Sân khấu Hà Nội cũng tổ chức giới thiệu vở diễn đến hội viên, đồng thời, trao đổi ý kiến nhằm góp ý nâng cao chất lượng tác phẩm.
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
  • Lan toả yêu thương cho những nữ "chiến binh" ung thư tại chương trình QUEEN OF SMILES
    Ngày 20/10, Group WOMEN 30+ tổ chức Gala QUEEN OF SMILES để tôn vinh và chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực của các chị em phụ nữ, đồng thời lan toả thông điệp về tình yêu thương, sự chia sẻ và lòng nhân ái nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
  • Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật
    Ca khúc “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “Nàng thơ” Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” trình bày bằng tiếng Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO