Mỹ thuật

Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng

Tô Ngọc Oanh 26/06/2024 07:29

Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Triển lãm tranh “Sĩ tử” được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào chiều 25/6 vừa qua. Đây là nơi được mệnh danh “Trường Đại học đầu tiên” của Việt Nam, mang một ý nghĩa hết sức thiêng liêng khi hàng năm, vào mỗi mùa thi có rất nhiều “sĩ tử” đến và gửi gắm những tâm tư nguyện vọng cho một hành trình quan trọng trong tương lai.

Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Văn Tú - Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ: “Cứ đến tháng 6 hằng năm, có rất nhiều bạn học sinh không chỉ ở Hà Nội mà còn từ nhiều địa phương khác đến dâng hương trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Vì thế, năm nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Nhau Studio tổ chức triển lãm ‘Sĩ tử” như một sự động viên tinh thần trước kỳ thi, đặt niềm tin, niềm hy vọng vào các sĩ tử với tinh thần cố gắng nỗ lực, miệt mài học tập, chủ động, tự chủ, sáng tạo để sau này trở thành những người có ích cho gia đình và cộng đồng”.

Triển lãm thu hút sự quan tâm của công chúng.

Triển lãm trưng bày 69 bức tranh minh hoạ bằng chất liệu bút mực và màu nước được thực hiện bởi các hoạ sĩ tới từ hai Bộ môn: Giải phẫu học nghệ thuật và Màu nước ứng dụng của Nhau Studio.

Các hoạ sĩ Nguyễn Thuỳ Anh, Nguyễn Ngọc Linh, Trần Thị Hồng Phúc, Trần Thị Chiêm, Vũ Mạnh Linh, Lê Thị Thảo Vân, Phạm Tiến Hưng đã vẽ lại các dụng cụ học tập hay hoạt động thường ngày của các bạn học sinh cuối cấp qua những tác phẩm gói trọn từng khoảnh khắc trong giai đoạn cam go nhất của thời học sinh.

Họa sĩ Nguyễn Thuỳ Anh - đại diện Nhau Studio chia sẻ về quá trình hoàn thiện các bức vẽ của các họa sĩ.

Chia sẻ về quá trình hoàn thiện các bức vẽ, họa sĩ Nguyễn Thuỳ Anh - đại diện Nhau Studio cho biết, để hiểu sâu sắc và tái hiện chân thực những cảm xúc của các sĩ tử, các họa sĩ của Nhau Studio đã đã dành thời gian đến nhiều trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi,... và từ đó có thể vẽ lại những khoảnh khắc thật nhất về nỗi lo lắng, áp lực cũng như những ước mơ, hy vọng mà các bạn trẻ đang hướng tới. Đồng thời, các họa sĩ mong muốn mang gần hơn với tâm tư, nguyện vọng của các bạn học sinh tới đông đảo khán giả, và cổ vũ tinh thần của tất cả các em trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.

Nhiều bức tranh thú vị "khắc họa" các môn học, các dụng cụ học tập gần gũi.

Triển lãm tranh “Sĩ tử” mở cửa phục vụ công chúng tham quan từ ngày 25/6/2024 cho đến hết ngày 10/7/2024 cùng với các hoạt động workshop, tương tác với khán giả trong suốt thời gian diễn ra sự kiện./.

Nhau Studio là một đơn vị giáo dục và đào tạo Nghệ thuật. Sứ mệnh của Nhau Studio là tạo cơ hội để các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên, các bạn học sinh, sinh viên theo học các ngành nghệ thuật hay đơn giản là những người yêu nghệ thuật có thể giao lưu, chia sẻ niềm đam mê của mình./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rắn trong nghệ thuật tạo hình
    Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng Thạch Sanh giết được mãng xà trong miếu thờ trừ họa cho dân làng, lại bị Lý Thông hãm hại và tranh công. Câu chuyện đã được hình tượng hóa bằng nghệ thuật tranh khắc gỗ và in trên giấy bản để nhiều người có dịp treo trong dịp Tết. Hình tượng rắn dữ dằn, rõ là một con rắn hổ mang bành, thân uốn khúc miệng phun lửa, đại diện cho Thần Ác. Cách chọn gam màu nóng đã thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác gay go, đẫm máu.
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Năm 2025, Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
    Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Khu du lịch Nhật Tân - Nơi thiên nhiên hòa quyện cùng con người
    Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có một góc nhỏ bình yên, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong một bức tranh sống động đó là khu du lịch Nhật Tân. Với thung lũng hoa Hồ Tây rực rỡ sắc màu và bãi đá sông Hồng hoang sơ, khu du lịch Nhật Tân từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu thiên nhiên, nghệ thuật và sự tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả.
Đừng bỏ lỡ
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
  • Nhân dân Thủ đô mừng xuân Ất Tỵ trong văn minh, an toàn, vui tươi
    Ngày 30-1, UBND thành phố Hà Nội ban hành Báo cáo số 38/BC-UBND về tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 từ ngày 25-1 đến ngày 30-1-2025 (từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 2 Tết năm Ất Tỵ).
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
  • Khám phá địa danh lịch sử, văn hoá qua bộ sách song ngữ "Hà Nội - Sài Gòn du ký"
    Bộ sách song ngữ Hà Nội - Sài Gòn du ký là bộ sách độc đáo kết hợp giữa yếu tố du ký, tranh truyện, mang đến cho độc giả một hành trình thú vị khám phá vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của hai thành phố nổi tiếng nhất Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.
  • Nhiều hoạt động mang đậm không khí Tết cổ truyền tại Hà Nội
    Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày (từ ngày 25/1 đến hết ngày 2/2/2025, tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại TP. Hà Nội diễn ra nhiều sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, chất lượng... là những sự kiện sôi động, hấp dẫn nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
  • Quận Tây Hồ: Phát huy thành tựu, nỗ lực xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
    Triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thành ủy về Đại hội Đảng bộ cấp quận, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, quận Tây Hồ đang tích cực các bước chuẩn bị theo phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển. Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, hướng tới Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ quận, đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ đã có những chia sẻ với tạp chí Người Hà Nội về thành quả cũng như định hướng phát triển của quận trong thời gian tới.
Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO