Nữ cung thủ vượt khó để "cháy" cùng đam mê

Hà Thái| 07/10/2021 14:24

Mới bước sang tuổi 20 vậy mà cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã xuất sắc ghi danh ở nhiều giải đấu trong nước và khu vực. Đặc biệt, cô còn là vận động viên trẻ của Việt Nam để lại nhiều ấn tượng và sự kỳ vọng trong tương lai từ thế vận hội Olympic 2020 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.

Nữ cung thủ vượt khó để
Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt xuất sắc gặt hái nhiều thành công khi mới tròn 20 tuổi.
Bất ngờ cùng những chiến thắng 

Không phải con nhà nòi và được chỉ định sang luyện tập môn thể thao bắn cung mới được gần 2 năm, thế mà mấy năm qua Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã bất ngờ liên tiếp gặt hái thành công với 51 Huy chương Vàng, 19 Huy chương Bạc, 18 Huy chương Đồng tại các giải quốc gia và một số giải trong khu vực châu Á. Tấm Huy chương Vàng đầu tiên cô giành được là tại Giải cung thủ xuất sắc toàn quốc – tháng 3/2018, khi Ánh Nguyệt 17 tuổi. Giải Vàng đầu tiên này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cung thủ này khi vừa khẳng định “con mắt xanh” của các huấn luyện viên vừa tiếp thêm cho Ánh Nguyệt sự tự tin vào bản thân. Cũng chính vì thế mà ngay trong năm 2018, Ánh Nguyệt đã nối tiếp bảng vàng thành tích của mình khi cùng giành 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng của Giải vô địch bắn cung trẻ toàn quốc và Giải Cup vô địch bắn cung toàn quốc; đồng thời giành 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 8. 

Từ bước khởi đầu ấy, bước sang tuổi 18, Ánh Nguyệt đã phá kỷ lục quốc gia cung 1 dây nữ nội dung 30m và tích cực đóng góp hàng chục huy chương vàng, bạc vào thành tích xếp thứ nhất toàn đoàn của đội tuyển bắn cung Hà Nội trong các giải đấu quốc gia năm 2019, 2020. Không chỉ thế, cô gái 18 tuổi này còn ghi danh ở các giải đấu quốc tế và giành Huy chương Đồng Giải vô địch bắn cung châu Á - tháng 11/2019; Huy chương Vàng nội dung đồng đội nữ tại Seagames 30 - tháng 12/2019; Huy chương Bạc tại Cup bắn cung châu Á - tháng 3/2021. Đặc biệt, cô là một trong 2 đại diện ở môn bắn cung của Việt Nam giành suất tham dự Olympic Tokyo 2020.

Với những thành tích đó, năm 2018, Ánh Nguyệt vinh dự được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII. Năm 2019, cô được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội về thành tích xuất sắc giành Huy chương Vàng tại Seagames 30. Ngoài ra, cô còn lọt vào danh sách đề cử vận động viên trẻ của năm Cúp chiến thắng 2019.

“Tôi rất vui khi đạt được những thành tích ấy vì sau những ngày cố gắng tập luyện trong gần 2 năm thì cuối cùng cũng có được những kết quả mà từ trước tới giờ tôi không nghĩ mình sẽ làm được. Tôi rất hạnh phúc vì điều đó”, cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt chia sẻ.

“Cháy” cùng đam mê

Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt - cô gái Hưng Yên - đầu quân về Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao Hà Nội khi vừa tròn tuổi trăng rằm cùng mong muốn được lên Hà Nội sống cuộc sống mới, dù thầy giáo dạy thể dục có tư vấn là sẽ rất vất vả và ban đầu gia đình cô không đồng ý. Thế nhưng, với Ánh Nguyệt, chỉ cần thực hiện được điều mình muốn thì dù vất vả đến đâu cô cũng không quản ngại. Và thật vui khi cuối cùng bố Nguyệt cũng gật đầu đồng ý (sau khi ông đến gặp và trò chuyện với thầy giáo) và chính ông đã thuyết phục vợ (bà là mẹ hai của Nguyệt, mẹ đẻ của cô đã mất) ủng hộ để cô con gái có thể tung cánh đến chân trời mới.

Đến với ngôi nhà của thể thao Hà Nội, Ánh Nguyệt hòa đồng rất nhanh, ngay từ ngày đầu tiên đã nhanh nhẹn cùng bạn bè dọn dẹp chỗ tập luyện và nghỉ ngơi. Sau hai tháng tập thử, Ánh Nguyệt được ký hợp đồng vào đội bóng rổ nữ với mức lương nho nhỏ chưa tới 1 triệu đồng, đủ chi tiêu tằn tiện hàng ngày và mua đồ dùng thiết yếu. Những tưởng từ đó Ánh Nguyệt sẽ được đào tạo trở thành vận động viên bóng rổ, nhưng không, tập luyện ổn định được một thời gian, cô bất ngờ nhận được lời đề nghị chuyển qua đội tuyển bắn cung. “Tôi đã khá buồn, thậm chí còn bật khóc khi bị gọi ra trao đổi về việc chuyển môn. Nhưng khi được nghe huấn luyện viên giải thích cặn kẽ lý do tôi đã đồng ý”, Đỗ Thị Ánh Nguyệt nhớ lại bước ngoặt ở tuổi 16 của mình.

Nữ cung thủ vượt khó để
Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt thi đấu tại Olympic Tokyo 2020.

Lúc đó, bắn cung là môn thể thao Đỗ Thị Ánh Nguyệt chưa từng biết đến. Ra thao trường, cô mới ngờ ngợ là đã từng thấy trên ti vi nên buột miệng nói, sao dễ thế mà không bắn được. Thêm nữa, đang từ một môn thể thao vận động nhiều nay chuyển sang bắn cung - môn thể thao nghiêng nhiều về tâm lý và kỹ thuật khiến cho cô có cảm giác cuồng chân. Rồi thì ban đầu toàn phải tập tay không khiến cho Ánh Nguyệt có cảm giác nhàm chán, buồn tẻ. Nhưng khi chính thức được nâng cây cung lên thì cô thấy rất khó chứ không hề dễ như cô đã từng nghĩ, để từ đó Ánh Nguyệt ngày càng thêm yêu thích và quyết tâm chinh phục môn thể thao này.  

Quyết tâm như thế, nên việc đầu tiên mà Ánh Nguyệt phải chinh phục chính bản thân mình là thực hiện động tác giương cung sao cho chuẩn kỹ thuật. Cô đã mất đến hơn nửa năm mới đạt chuẩn, dù đôi tay ngày càng chai lại, nhiều lúc vai có cảm giác đau mỏi… Đúng là, đôi khi trong lúc tập nghe những tiếng cười của các bạn không khiến Ánh Nguyệt cảm thấy buồn lòng, trái lại cô càng cố gắng hơn để có thể theo kịp mọi người. Và, trong đầu cô luôn vẳng câu nói: “Đừng bao giờ nói với cô câu các em không làm được, người khác làm được sao mình lại không làm được?” của một huấn luyện viên tâm huyết để từ đó Ánh Nguyệt thêm nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, chăm chỉ tập luyện cũng như tranh thủ học tập khi có những chuyến tập huấn tại Hàn Quốc và từng bước đi đến thành công.  

Khi chia sẻ về các giải đấu, Nguyệt bảo, nhiều lúc cô vẫn chưa thực sự ổn định về tâm lý nên mỗi giải đấu lại có một sai lầm, lúc là sai lầm nhỏ, lúc lại sai lầm lớn. Và cô không thể quên lần tham gia một giải đấu rất quan trọng vì vấn đề tâm lí mà cô đã quên không rút tên về rồi bước vào thi đấu tiếp dẫn đến bị thua ở lượt quyết định xem có được vào tranh huy chương hay không. Lúc thi đấu để tranh huy chương ở Seagames 30, cô và các đồng đội đều gặp tâm lý nên vừa bắn vừa động viên nhau cố lên, cứ làm đúng động tác của mình là tốt rồi. Lúc hoàn thành bài thi mấy chị em ai cũng muốn khóc vì vui và sung sướng.

Nữ cung thủ vượt khó để
Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt ngoài cùng bên phải giành HCV đồng đội nữ cung 1 dây tại SEA Games 30.    Ảnh: Quý Lượng.

Ở Giải vô địch bắn cung châu Á - giải cọ xát trước khi dự Seagames 30 và tranh suất tham dự Olympic Tokyo, Ánh Nguyệt có tâm lý khá thoải mái vì lần đầu tham gia đấu trường quốc tế lớn nên không đặt ra cho mình chỉ tiêu phải có huy chương mà chỉ bắn tốt nhất có thể là được. Đến khi vào tranh huy chương cô đã rất run nên để thua. Nhưng lúc tranh Huy chương Đồng, được mọi người động viên cố lên không có gì để mất, tâm lý Nguyệt thoải mái hơn và đã đạt được kết quả mong muốn.

Còn khi đến với Olympic Tokyo 2020, nữ cung thủ mới tuổi 20 này cũng rất hồi hộp nhưng sau đó cô dần quen và thích nghi được. Cô đã có vòng đấu loại để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng. “Olympic Tokyo 2020 là một đấu trường lớn đã đem đến cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị cũng như những bài học kinh nghiệm bổ ích để có thể tiếp tục vươn tới ước mơ chinh phục thể thao đỉnh cao của mình”, cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt chia sẻ.

Trở về từ đấu trường thể thao đỉnh cao - Olympic Tokyo 2020, sau khi hoàn thành cách ly theo quy định, Đỗ Thị Ánh Nguyệt lại chăm chỉ bắt tay vào tập luyện và mong chờ dịch bệnh sớm được kiểm soát để có thể tranh tài cùng các cung thủ trong nước tại các giải đấu. Với cung thủ mới ở tuổi đôi mươi này, mọi khó khăn, vất vả sẽ không khiến cô nản chí, trái lại cô sẽ càng nỗ lực hơn để có thể tiếp tục cháy với niềm đam mê của mình. Và Ánh Nguyệt cũng luôn cố gắng tự mình vun vén những mệt nhọc, vui buồn trong cuộc sống, công việc vừa không để gia đình lo lắng vừa để chứng minh cho mọi người thấy lựa chọn ở tuổi 15 của cô là đúng đắn. 
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Bùi Thế Đức
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bùi Thế Đức.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Xuân Hải
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Xuân Hải.
  • Chùm thơ của tác giả Giang Đăng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Giang Đăng.
  • Sau mưa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sau mưa của tác giả Đặng Huy Giang.
  • Câu thơ em thả lên trời
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Câu thơ em thả lên trời của tác giả Quang Hoài.
  • Trong tôi ước nguyện…
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trong tôi ước nguyện… của tác giả Nguyễn Thị Mai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nữ cung thủ vượt khó để "cháy" cùng đam mê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO