NSNA Tuyết Minh: Trên nẻo đường của nhiếp ảnh nghệ thuật

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện| 11/08/2022 08:34

NSNA Tuyết Minh: Trên nẻo đường của nhiếp ảnh nghệ thuật
Tôi quen biết nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh Tuyết Minh cách đây gần 20 năm, khi tôi được chuyển công tác từ Viện Văn học sang làm việc cho Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tọa lạc tại 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, cùng địa chỉ với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tôi đã rất quý mến người phụ nữ là con người của công việc này: lúc ấy chị gánh vác trên vai cùng một lúc hai trách nhiệm: Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội, đồng thời là Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Hà Nội 1, thành thử cứ đi về từ nhà đến trụ sở hai Hội nói trên như con thoi cần mẫn.
Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam chúng tôi từ ngày đó đã hân hạnh được xem chị như một cộng tác viên ruột, bởi chị tin cậy gửi gắm không chỉ các tác phẩm chụp về nhiều đối tượng, chủ đề mà còn cả những bài tản văn, bút ký về cái đẹp của quê hương, phong tục các miền vùng trên đất nước, bản sắc văn hóa của con người thuộc nhiều dân tộc anh em, cùng những bài tiểu luận, suy nghĩ về nghề nghiệp, những thu hoạch bổ ích qua các chuyến đi sáng tác hoặc trong việc triển khai các hoạt động của người quản lý nhiếp ảnh…
Là một NSNA chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề có ý thức tạo dựng thương hiệu của mình, cùng với các bài viết, bao giờ chị cũng công bố kèm theo những tấm ảnh mình chụp. Qua những tấm hình của chị chúng ta thấy được dụng công trong lao động sáng tạo nghệ thuật, sự say mê và không ngừng tìm tòi đổi mới về tư duy, góc nhìn khi chị bấm máy gửi hồn mình vào đó với những chủ đề, ý tứ sâu xa, tân kỳ…
Nhưng đến lần này, tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhận được bản thảo tập sách của chị - cuốn “Những chặng đường” tập bút ký - tiểu luận, chứ không phải là những tập sách ảnh, tản văn mà chị đã từng cho xuất bản trước đây.
Tập sách công phu chọn lọc 16 bài bút ký (mỗi bài trên dưới 10 trang in) và 2 bài tiểu luận xung quanh việc tổ chức sáng tác nhiếp ảnh và triển khai các liên hoan ảnh nghệ thuật sao cho có hiệu quả. Những bài nói trên được chị viết trong thời gian hơn 20 năm (từ tháng 10/1997 đến 12/2019), trong đó có một nửa số bài đã được công bố trên các Tạp chí Nhiếp ảnh, Mỹ thuật - Nhiếp ảnh, Toàn cảnh, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Vietnam Potentials, tại các hội thảo khoa học. Các bài khác có ghi ngày hoàn thành bài viết nhưng nay mới công bố vào tập sách này.
Tập sách mới tuy chỉ dày hơn 250 trang in, song đã cho thấy NSNA Tuyết Minh là một tay máy nhà nghề, chuyên nghiệp và trình độ vững vàng, luôn xem nhiếp ảnh như là một trong những nghề cao quý của xã hội, một loại hình nghệ thuật cần cho cuộc sống con người. Nó là một loại nghệ thuật đặc thù, nghệ thuật của khoảnh khắc bất chợt, của ánh sáng và màu sắc do tự nhiên đem lại, song đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự chuẩn bị, tích lũy kinh nghiệm không ngừng nghỉ, phải đam mê và cháy hết mình trong lao động nghề nghiệp (còn gọi là tác nghiệp, đôi khi ngẫu hứng và thăng hoa không ngờ trước được, cứ như là trời cho vậy!).
Qua 18 bài bút ký, NSNA Tuyết Minh đã hiện sự sung sức của một cây viết giống như một nhà văn, nhà báo. Chị kể, miêu tả tỉ mỉ, sinh động về những chuyến đi trong cuộc đời sáng tác ảnh nghệ thuật của mình và đồng nghiệp, trong những cuộc trưng bày ảnh Việt Nam tại cơ sở và ở nước ngoài. Chị đã đặt chân tới và gắn bó với những miền xa xôi của đất nước (miền xuôi, miền ngược, thành phố và nông thôn) sống chan hòa gần gũi với mọi tầng lớp người, tộc người Thái, Dao, Kinh, các thế hệ ở vùng cao Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên, tiếp xúc trải nghiệm, thu hoạch từ những nền văn minh của các nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc). Đi đến đâu, bằng mọi cách và với con mắt cùng phương thức thức tác nghiệp của NSNA, chị đã ghi vào tâm khảm, ghi chép cẩn thận vào giấy, vào những tấm ảnh chụp về cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, những phong tục tập quán độc đáo và giàu giá trị văn hóa, nhân văn của các dân tộc, quốc gia, tộc người mang bản sắc có một không hai, khiến chúng ta nhớ mãi không quên, thêm yêu mến, trân trọng và cảm phục tận đáy lòng.
Chị chăm chút ghi chép thật tỉ mỉ những tên người, tên các vùng đất nước ngoài vốn còn xa lạ với chúng ta, một cách kỹ càng, chính xác tuyệt đối, với những sự tích, truyền thuyết dân gian, câu chuyện giai thoại có liên quan khiến chúng ta không khỏi thích thú và khâm phục kiểu tác nghiệp “thực chứng, nói có sách mách có chứng” của Tuyết Minh.
Song chính những ghi chép về các phương diện nói trên về cảnh và người, phong tục và văn hóa, thiên nhiên và bối cảnh xã hội tại những nơi chị đã từng qua, đã đem lại những cảm nhận khoa học giàu sức thuyết phục. Chúng là những cơ sở cội nguồn, căn cốt để chúng ta hiểu một cách sâu sắc về sự ra đời, sự hiện diện tất yếu của những tấm ảnh mà chị và các đồng nghiệp đã gặt hái được từ những chuyến đi có một không hai, may mắn trời cho đó. Chúng vừa là những tấm ảnh, cũng là những tư liệu thực chứng để đời cho công chúng, cho mai sau tận hưởng.
Cuốn sách với 18 bài bút ký là phần chủ yếu của nội dung tác phẩm, có thể xem là tập du ký của nữ NSNA Tuyết Minh trên những nẻo đường sáng tác và đưa nhiếp ảnh đến với công chúng trong và ngoài nước. Trong tập sách này tác giả còn chủ tâm cho người đọc được thưởng thức đồng thời cả văn và ảnh minh họa, kiểu “thi trung hữu họa”, nên càng gây ấn tượng mạnh mẽ, hoàn hảo khi thưởng lãm về nhiếp ảnh nghệ thuật.
Với tập bút ký - tiểu luận mới này, NSNA Tuyết Minh còn có thể được xem là nhà báo, nhà văn, một cây bút văn xuôi (bút ký - tiểu luận) nổi bật trong giới nhiếp ảnh.

(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
NSNA Tuyết Minh: Trên nẻo đường của nhiếp ảnh nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO