Nợ xấu đè nặng ngân hàng

KTĐT| 09/09/2020 15:32

Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý II/2020 của hầu hết các ngân hàng thương mại, bao gồm cả các ông lớn quốc doanh như Vietcombank hay Vietinbank đều cho thấy nợ xấu tăng cao trong nửa đầu năm 2020.

Nợ xấu tăng 2 chữ số
Báo cáo bán niên năm 2020 cho thấy, tổng nợ xấu của Vietcombank tăng 11% so với đầu năm, khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,79% lên 0,83%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 58% và nợ nghi ngờ tăng 56%.Tại VietinBank, tổng nợ xấu tính đến 30/6/2020 tăng đến 48% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 250% và nợ nghi ngờ tăng 84%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 1,16% lên 1,7%. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, tổng nợ xấu của BIDV tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 11%, nợ nghi ngờ tăng 21% và nợ có khả năng mất vốn tăng 17%, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,75% lên 2%.
Thời điểm này, trong khi nợ cũ chưa giải quyết dứt điểm, tình hình nợ xấu mới có nguy cơ tăng cao lại càng đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan chức năng. Nợ xấu cộng gộp gồm: Nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho công ty mua bán nợ VAMC và nợ xấu tiềm ẩn khác, cuối năm 2020 khả năng sẽ cao gấp rưỡi so với cuối năm 2019. 
TS Cấn Văn Lực
Kienlongbank tính đến hết tháng 6, nợ xấu tăng 5,5 lần, tương đương tăng hơn 500% lên 2.249 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,02% lên 6,59%. Theo giải trình của ngân hàng, nợ nhóm 5 có gần 1.900 tỷ đồng các khoản vay của một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu Sacombank được phân loại theo quyết định của NHNN. LienVietPostBank có nợ xấu tăng 24% lên 2.506 tỷ đồng. Riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 22%, quanh 1.738 tỷ đồng. Một số ngân hàng như BacABank, Sacombank, SCB, SHB, ACB hay VIB đều ghi nhận nợ xấu tăng 11 - 29%.Nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng nhìn nhận, đại dịch Covid-19 khiến các tổ chức tín dụng (TCTD) phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Khả năng nhiều DN không trả được nợ, tiềm ẩn gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống TCTD. Song song với việc đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, các ngân hàng cũng đẩy mạnh giải ngân với mức lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng dẫn đến nợ xấu càng ngày càng phình to. Mới đây, hàng loạt ngân hàng, TCTD đang ồ ạt thanh lý các dự án bất động sản là tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh trích lập dự phòngNguy cơ còn tăng lênNợ xấu ngân hàng đang ngày một tăng cao trong nửa đầu năm và dự báo còn xấu hơn vào quý III và IV/2020. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các TCTD quý III/2020 do Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) vừa công bố cho thấy: Tình hình kinh doanh toàn hệ thống có sụt giảm, mức độ rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng; điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng và cầu của nền kinh tế đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng suy giảm rõ rệt.Những tháng cuối năm 2020 sẽ rất khác biệt so với các năm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định, sau khó khăn của DN sẽ tới khó khăn của TCTD. Khi hoạt động sản xuất của DN, người dân bị ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đồng nghĩa với việc các nguồn thu của TCTD sẽ chịu tác động; chất lượng tài sản của TCTD cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngành ngân hàng đang trên đường đạt tới mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, kể cả nợ tiềm ẩn cuối năm 2020 dưới 3%. Nhưng do dịch, nên khả năng nợ xấu của hệ thống sẽ tăng lên, đây là thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng.Theo nhận định của một số công ty chứng khoán mức nợ xấu hiện tại chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tài sản của các ngân hàng khi mà các khách hàng bị ảnh hưởng từ Covid-19 đang nhận được hỗ trợ từ Chính phủ. Bởi các khoản nợ được tái cơ cấu, gia hạn... và được giữ nguyên nhóm nợ. Do đó, chính sách này đã ảnh hướng tới chất lượng khoản vay của các ngân hàng. Đồng thời, con số nợ xấu sẽ còn tăng cao trong năm 2021 khi chính sách ưu đãi trên hết hiệu lực và phải chuyển nhóm nợ xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD cũng như khả năng phục hồi của những đơn vị yếu kém.
(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
  • Hà Nội kêu gọi ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"
    Với tình cảm và trách nhiệm với biển, đảo Tổ quốc, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ ít nhất 1 ngày lương. Số tiền quyên góp được sẽ chuyển ngay cho Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Nợ xấu đè nặng ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO