Bên cạnh đó, người ta còn tổ chức múa lân (múa sư tử) trong tiếng trống huyên náo tạo nên không khí Trung thu tưng bừng. Đoàn múa lân gồm nhiều em nhỏ đi đến trước cửa từng nhà trong thôn, xóm để trình diễn những điệu múa đẹp mắt. Trong ngày Tết Trung thu, trẻ em sẽ được phá cỗ đêm trăng ở gia đình hoặc khu xóm và tham gia chương trình văn nghệ sôi động, vui nhộn.
Các quốc gia tổ chức Tết Trung thu
Dịp Trung thu, trên khắp nẻo đường của các đất nước ở châu Á, đâu đâu cũng thấy những sắc màu rực rỡ của đèn lồng, niềm hân hoan, vui sướng của trẻ nhỏ khi được bố mẹ dắt tay đón Trung thu.
Tết Trung thu ở Hàn Quốcđược gọi là Chusok, theo nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu - mùa của sự thu hoạch. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa hội mùa. Vào ngày này, người Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.
Tết Trung thu ở Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Dưới ánh trăng rằm, họ chơi kéo co, vật hoặc biểu diễn ca múa. Còn các cô gái trẻ sẽ diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày hội.
Tết Trung thu ở Trung Quốccó từ thời Đường Huyền Tông, vào đầu thế kỷ thứ 8. Ban đầu người Trung Quốc chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng. Sau này, Trung thu là tết đoàn viên vì người Trung Quốc rất xem trọng sự sum họp của gia đình trong dịp này.
Vào Trung thu, những người thân trong gia đình đều trở về quây quần bên mâm cơm, cùng trò chuyện và tận hưởng không khí sum họp vui vầy.
Tết Trung thu ở Singapore là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè và đối tác kinh doanh. Một trong những món quà được sử dụng nhiều nhất là bánh Trung thu.
Tết Trung thu ở Singapore mang đậm màu sắc Tết Trung thu Trung Quốc. Khu phố người Hoa ở Singapore năm nào cũng là nơi tổ chức Tết Trung thu khá vui nhộn. Tại đây, người ta bán đèn lồng và các vật dụng liên quan đến ngày Trung thu. Thông thường, hoạt động này được tổ chức trước đó hàng tháng trời.
Cũng giống Singapore, Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh Trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.
Ngoài ra, trong ngày tết ngắm trăng, người Philippines tham gia vào một trò chơi có tên là Xúc xắc Trung thu.
Tại Nhật Bản, Otsukimi, nghĩa là “ngắm trăng”. Lễ hội truyền thống này được du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn nhất. Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm, nhưng Tết Trung thu hàng năm vẫn được tổ chức rầm rộ. Dịp này, người Nhật vừa ngắm trăng tròn vừa thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc biệt là bánh Tsukimi dango - bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời.
Người Malaysia thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp đèn lồng. Bánh Trung thu được bày bán ở khắp nơi. Cùng với đó là các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí tưng bừng ở trên các đường phố.
Tết Trung thu ở Thái Lanđược gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 Âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái Lan, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.
Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái Lan cho rằng, làm như vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.
Tết Trung thu ở Lào được gọi là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào ngày này mọi người dân Lào, bất kể già trẻ, gái trai đều ngắm trăng, thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.
Tết Trung thu ở Campuchiadiễn ra muộn hơn hẳn so với các nước châu Á khác. Người Campuchia thường tổ chức "lễ hội trăng rằm" vào ngày 15/10 Âm lịch. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như: cốm dẹt, chuối, khoai, mía, súp sắn…
Sáng sớm, người Campuchia sẽ tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống với lễ vật cúng nguyệt gồm: hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhét vào được nữa mới thôi. Đây là hoạt động để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
Trong lễ hội, người Campuchia thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng, để cầu mong viên mãn.
Tết Trung thu ở Myanmarcòn gọi là "Lễ trăng tròn" hay "Tiết quang minh". Đêm rằm tháng Tám, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.
Ở Đài Loan, Tết Trung thu là một ngày nghỉ lễ. Toàn dân tổ chức đón Trung thu bằng các hoạt động nấu nướng ngoài trời.
Có tới 11 công viên ở thành phố Đài Bắc chuyên phục vụ người dân vào những ngày này. Tại đây, họ có thể nấu nướng, ăn uống và các gia đình có thể làm quen, chúc tụng nhau.