Những ngày cuối tháng 12 năm 1972

HNMCT| 27/12/2021 12:49

Ngày nay, ở phố Khâm Thiên, dấu vết vật chất còn lại của trận bom kinh hoàng đêm ngày 26-12-1972 là đài tưởng niệm với bức tường đổ nát. Trong tâm khảm người dân phố này, ngày 26 là ngày giỗ của hàng trăm người vô tội. Nhưng tháng 12 mùa đông năm ấy, đau thương, tang tóc đâu chỉ ở Khâm Thiên...

Những ngày cuối tháng 12 năm 1972
Cảnh đổ nát ở phố Khâm Thiên sau những đợt không kích bằng B52 của đế quốc Mỹ tháng 12-1972.

Ngày 13-12-1972, Mỹ đình chỉ đàm phán hội nghị Paris với Việt Nam và bóng gió sẽ trừng phạt để buộc Việt Nam phải ký hiệp định theo những điều khoản mà Mỹ muốn. Tối 18-12, Hà Nội lạnh buốt bởi gió mùa đông bắc. Phố vắng vì nhiều gia đình đã sơ tán theo lệnh của Ủy ban Hành chính thành phố. 19h25 phút, còi báo động từ nóc Nhà hát Lớn vang lên ghê rợn, phá tan không khí tĩnh lặng. Vài phút sau, tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời tối đen, rồi ánh sáng chớp lóe và tiếng bom nổ. Không quân Mỹ bắt đầu chiến dịch mà họ gọi là Linebecker II, huy động các loại máy bay chiến đấu, trong đó có “pháo đài bay B52” ném bom rải thảm các tỉnh miền Bắc và Hà Nội.

Máy bay B52 đã ném bom sân bay Đa Phúc và nhiều ngôi làng ngoại thành, những nơi không hề có công trình quân sự hay cầu đường giao thông trọng điểm, chỉ có những người nông dân hiền lành. Tối 18-12, tại Lỗ Khê (huyện Đông Anh), bom B52 đã đánh sập hầm làm chết người vợ đảm cùng 5 con, đứa lớn nhất chưa đến 15 tuổi của anh Nguyễn Văn Tý. Ở xã Uy Nỗ, Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Đình Di đã mất 6 người thân yêu gồm vợ, 4 người con và một đứa cháu. Ở huyện Từ Liêm, bom rơi trúng nhà thầy Chu Bá Thước, giáo viên Trường cấp II Mai Dịch, đã cướp đi sự sống của vợ chồng thầy cùng 4 con.

Đêm 21-12, tại An Dương, nơi có khu tập thể của những người lao động đã rung chuyển bởi những quả bom B52 khiến nhiều người chết thảm. Một quả rơi vào nhà bà Nguyễn Thị An, cướp mất 5 người thân, trong đó có cha mẹ chồng, 2 con và cô em chồng của bà. Hôm đó Hà Nội có quá nhiều người chết vì bom, không đủ quan tài nên bà An đành vuốt nước mắt chôn 4 người trước, còn xác cô em phải bó lại bằng chiếu trong túp lều dựng tạm để hôm sau có quan tài mới chôn cất.

Vì muốn biến Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá, sáng sớm ngày 23-12, máy bay B52 lại rải một vệt bom từ Giáp Bát đến ga Hà Nội. Tiếng chuông cầu kinh buổi sớm ở Nhà thờ Làng Tám (Giáp Bát) bị chìm trong tiếng bom chết chóc. Bom rơi xuống làng Tương Mai khiến cha của Phạm Thị Viễn, một pháo thủ trong đội tự vệ của Nhà máy cơ khí Mai Động bị chết. Mẹ của cô đã mất vì bom Mỹ năm 1967. Vệt bom này khiến nhà cửa kiên cố cũng đổ nát, gây chết chóc nhiều nơi nhưng tang thương nhất là Bệnh viện Bạch Mai. Thi thể của chị Hoàng Thị Thoa chắn lối xuống hầm C3, buộc Giám đốc Bệnh viện là Giáo sư Đỗ Doãn Đại phải ra lệnh trong nước mắt, cắt thi thể của chị để mở đường xuống hầm cứu mấy chục cán bộ nhân viên, bệnh nhân đang thiếu không khí. Bom Mỹ đã cướp đi quyền được mặc áo cưới của chị Đào Thị Khuyến, nhà ở phố Hàng Khoai, là kỹ thuật viên khoa Da liễu. Đêm đó, chị mang tập thiệp cưới đến bệnh viện, tranh thủ giờ rảnh rỗi viết tên khách mời tới dự đám cưới của mình dự kiến được tổ chức vào ngày 2-1-1973...

Trong chiến tranh thế giới thứ II, các bên tham chiến còn thống nhất cho phép nhân viên y tế được cứu chữa binh lính bị thương của hai phía, thế nhưng năm 1972, đế quốc Mỹ đã tột cùng dã man khi ném bom vào Bệnh viện Bạch Mai - nơi cứu chữa những người bệnh. Năm 2012, tôi làm nhân vật dẫn chuyện trong phim tài liệu “Ký ức một thời” về 12 ngày đêm cuối năm 1972, khi phỏng vấn Giáo sư Đỗ Doãn Đại, ông đã không cầm được nước mắt khiến đoàn làm phim phải dừng máy chờ cho cảm xúc của ông lắng dịu mới tiếp tục quay.

Song, kinh hoàng và tang thương nhất là phố Khâm Thiên. Đêm 26-12, hàng loạt bom B52 đánh vào các khối 42, 43, 46, 47 hủy diệt phố Khâm Thiên. Nhà trẻ, mẫu giáo, đình Tương Thuận, cơ sở y tế bị san phẳng. Khâm Thiên mất mát quá lớn, 278 dân thường bị chết, 290 người bị thương, 178 đứa trẻ trở thành trẻ mồ côi trong đó có rất nhiều trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà của nhạc sĩ Phú Quang cũng đổ nát và 3 ngày sau ông mới nhìn thấy xác người bạn thân không còn nguyên vẹn. Rồi khi gặp bài thơ của Phan Vũ về những tháng ngày bi thương ấy, Phú Quang đã phổ nhạc, nét nhạc buồn đã làm rung những câu thơ day dứt, để lại cho Hà Nội một bản sonata mùa đông, đó là “Em ơi, Hà Nội phố”.

Năm 1995, tôi vào huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) công tác, nơi có hàng vạn người Hà Nội đi kinh tế mới, vô tình gặp anh Nguyễn Thành Trung, người con Khâm Thiên mồ côi cả cha lẫn mẹ và mất hết anh chị em trong trận bom 26-12-1972. Anh khóc và bảo tôi, đi để mong nguôi ngoai vì còn ở đó anh không chịu nổi. Đành rằng gác lại quá khứ để hướng đến tương lai, nhưng để quên được quá khứ thật chẳng dễ dàng.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Những ngày cuối tháng 12 năm 1972
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO