Nhớ vị tào phớ xưa

HNM| 03/01/2022 14:40

Với nhiều người Hà Nội, tiếng rao “Ai phớ... đi” vẫn vang vọng trong tiềm thức, gợi nhớ về khu phố cổ và những con ngõ nhỏ vào buổi trưa thanh vắng hay đêm đông rét mướt.

Tiếng rao khắc khoải ấy gợi nhớ bóng dáng của người đàn ông thường đội chiếc mũ cối bạc màu, quần áo sờn rách, quẩy đôi thùng gỗ trên vai đi khắp phố phường Hà Nội, khiến người ta cay mắt nhớ về tuổi thơ hay một Hà Nội những năm xưa cũ. Ngày ấy, quà vặt của lũ trẻ con ở phố chỉ là vài quả ô mai, bánh oản, bỏng ngô... Nhưng món “gây thương nhớ” nhất vẫn là tào phớ, bởi dù trời lạnh hay nóng, thức quà này cũng có vị ngon riêng. 

Nhớ vị tào phớ xưa

Cái tên “tào phớ” được phiên âm từ tên gọi “to fu” (tào phở) - một món ăn của người Hoa đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Nhờ hương vị dân dã, tốt cho sức khỏe nên dần dà, tào phớ trở thành món ăn quen thuộc của người Việt. Mỗi miền có một cách thưởng thức tào phớ khác nhau; ở Hà Nội, tào phớ giữ được hương vị nguyên bản nhất khi được dùng với nước đường ngọt vừa phải và đượm hương hoa nhài. Đây cũng là món tráng miệng của nhiều gia đình ở Hà Nội trước đây.  

Cách làm tào phớ không khó. Nguyên liệu chủ yếu là đậu nành ngon, được ngâm qua đêm và đãi sạch vỏ, bỏ hết các hạt hỏng, mốc. Sau đó, người ta nấu thành sữa đậu nành, lọc bỏ bã rồi tiếp tục đun cùng thạch rau câu, lá nếp. Khi hỗn hợp đạt yêu cầu, người ta để nguội, phần óc đậu sẽ đặc quánh và có mùi thơm ngậy của lá nếp hòa với vị béo bùi của đậu nành. Khi ăn, người ta dùng vỏ của con trai thay cho cái muôi, khéo léo gạt từng lớp mỏng cho vào bát, chan thêm nước đường đã ướp sẵn hoa nhài, tạo nên hương thơm tinh khiết, vị ngọt thanh dễ chịu. Vào mùa hè, người Hà Nội thưởng thức tào phớ với chút đá xay hoặc đá viên, có tác dụng giải nhiệt. Trong những ngày đông lạnh giá, tào phớ được dùng với nước đường đun nóng, thả thêm vài lát gừng, giúp giữ ấm cơ thể.

Ở Hà Nội, làng An Phú (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) được xem là làng nghề “khai sinh” ra món tào phớ. Trước kia, nhiều hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề này. Ngày nay, tào phớ Hà Nội vẫn xuất hiện ở các hàng chè, nhưng đã thay đổi ít nhiều để phục vụ nhu cầu của lớp trẻ khi cho thêm trân châu, hạt sen, cốt dừa hay caramen béo ngậy...

(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Hội Điện ảnh Hà Nội: Nhiều hoạt động ghi dấn ấn trong năm 2024
    Sáng ngày 11/12, Hội Điện ảnh Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Đừng bỏ lỡ
Nhớ vị tào phớ xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO