“Nhịp điệu mới” của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21

Yến Ly| 06/02/2023 07:59

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21 đã diễn ra lần đầu tiên tại Hoàng thành Thăng Long vào dịp Nguyên tiêu - ngày Rằm tháng Giêng (ngày 5/2/2023) với chủ đề “Nhịp điệu mới” do Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì và Hoàng thành Thăng Long đồng tổ chức.

Sau ba năm bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, Ngày Thơ năm nay có nhiều thay đổi không chỉ về không gian tổ chức mà còn ở các thiết kế chương trình cũng như sự kiện chính.

Ê-kíp thiết kế và dàn dựng cho các hoạt động của Ngày Thơ gồm có: Nhà thơ – đạo diễn Lê Quý Dương tổng đạo diễn; các hoạ sĩ Phạm Hà Hải, Lê Đình Nguyên phụ trách mỹ thuật. Thời gian tổ chức trải dài suốt cả ngày từ 8h00 đến 22h00 trong ngày 5/2.

duong-tho.jpg
Đường thơ.

Trong khuôn khổ chương trình của Ngày Thơ, các hoạt động chính gồm có: Khai mạc đường sách, Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”, các chương trình hoạt động hưởng ứng Ngày Thơ và Đêm thơ Nguyên tiêu, tất cả được diễn ra tại toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long. 

anh-2(1).jpg
Nhà Ký ức

Cổng thơ do hoạ sĩ Phạm Hà Hải thiết kế là nơi chào đón bạn đọc yêu thơ trước khi bước trên Đường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay trong kho tàng thi ca cổ kim nước nhà. Cuối Đường thơ dẫn đến Nhà ký ức, nơi trưng bày tượng chân dung cũng như các hiện vật của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam. Bên cạnh Nhà ký ức là Quán thơ, không gian giao lưu và trò chuyện cho những người yêu thơ. Song song với Đường thơ ở phía Đông trong khuôn viên Hoàng thành, gần với phố Nguyễn Tri Phương là Đường sách, nơi các ki-ốt trưng bày sách của các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành trong nước.

anh-4..jpg

Màn đọc thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh trong Đêm thơ Nguyên tiêu.

Thay vì chia ra sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ rồi kết thúc trong buổi sáng như mọi năm thì năm nay chỉ có một sân thơ duy nhất dành cho mọi thế hệ. Và sự kiện chính của Ngày Thơ năm nay là Đêm thơ Nguyên tiêu, diễn ra tại Đàn thơ, sân khấu lớn ở vị trí trung tâm trước cửa Đoan Môn với màn xuất hiện của 21 bài thơ/ tác giả tương đương với con số Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21. Đêm thơ Nguyên tiêu có bốn chương, mở đầu là thơ giai đoạn Thơ Mới đến thơ kháng chiến chống Pháp, thơ của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, thơ của thế hệ sau 1975 đến thời kỳ Đổi mới và cuối cùng là thơ của các nhà thơ trẻ.

anh-4.jpg

Màn trình diễn và đọc thơ trong Đêm thơ Nguyên tiêu của nhà thơ Lữ Mai và Nguyễn Minh Cường.

Dưới tiết trời ấm áp của mùa xuân và mưa bụi, phần trình diễn ca khúc “Hạt gạo làng ta” của 21 em thiếu nhi đã kết thúc Đêm thơ Nguyên tiêu cũng như khép lại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21.

Bài liên quan
  • Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21 có nhiều nét mới
    Sáng 12/1, Hội Nhà văn Việt Nam họp báo về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 với chủ đề “Nhịp điệu mới”. Theo đó, sau 3 năm gián đoạn do dịch Covid-19, vào dịp Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, Ngày thơ Việt Nam sẽ trở lại và diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long với nhiều sự kiện, cách làm mới hơn trước.
(0) Bình luận
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
“Nhịp điệu mới” của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO