Nhiều chương trình nghệ thuật hướng tới Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hoàng Quyên/Hanoimoi| 26/07/2019 09:43

Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019), nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật được tổ chức để tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Màu hoa đỏ”

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Màu hoa đỏ” lần thứ 12 năm 2019 sẽ được tổ chức vào lúc 20h ngày 25-7 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, nhằm tri ân các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Nhiều chương trình nghệ thuật hướng tới Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Chương trình nghệ thuật "Màu hoa đỏ".

Chương trình gồm 3 chương: "Hồn thiêng sông núi", "Đất mẹ anh hùng", "Vinh quang Việt Nam". Đây là “bản hợp xướng” tái hiện những ký ức bi hùng về một thời hoa lửa nơi tiền tuyến và hậu phương.

Trong chương trình, cùng với nội dung giao lưu đặc sắc, khán giả sẽ được thưởng thức những ca khúc "đi cùng năm tháng" như: “Màu hoa đỏ”, “Đồng đội”, “Hát về anh”, “Miền xa thẳm”, “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”, “Em vẫn đợi anh về”, “Đất nước”, “Ta tự hào đi lên! Ôi Việt Nam”, “Tổ quốc gọi tên mình”, “Khám phá”, “Việt Nam ơi”…

Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Đăng Dương, Lan Anh, Lê Anh Dũng, Thu Hà; các nhóm OPlus, Dòng thời gian, Cát Tiên, vũ đoàn Lavender…

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu nghệ thuật, Ban tổ chức còn trao tặng những món quà ý nghĩa đến các thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với cách mạng.

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Triển lãm “Ký ức về liệt sĩ làng Lai”

Triển lãm “Ký ức về liệt sĩ làng Lai” của Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá là một hoạt động tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh xương máu vì nền độc lập của Tổ quốc. Triển lãm không kể nhiều về chiến công của người đã mất mà diễn tả sự day dứt của người còn sống khi ký ức đã nhạt nhòa theo năm tháng.

Ban tổ chức cho biết, trong một tháng qua, một nhóm sinh viên của Khoa Di sản văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội đã đến từng gia đình liệt sĩ ở làng Lai Xá, nghe người thân kể những câu chuyện về các liệt sĩ và tìm kiếm các kỷ vật của các liệt sĩ để thực hiện triển lãm. 

Thông qua triển lãm này, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá mong muốn đưa đến một thông điệp: Cộng đồng hãy tiếp tục ghi lại những ký ức đang dần phai nhạt theo thời gian, sưu tầm, lưu giữ thật tốt những tấm ảnh quý về các Anh hùng liệt sĩ.

Triển lãm “Ký ức liệt sĩ làng Lai” tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) mở cửa từ ngày 25-7 đến hết tháng 9.

Chương trình xiếc đặc biệt “Đi cùng năm tháng”

Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Liên đoàn Xiếc Việt Nam dàn dựng chương trình xiếc đặc biệt với chủ đề “Đi cùng năm tháng”, với mục đích giáo dục truyền thống cho giới trẻ.

Nhiều chương trình nghệ thuật hướng tới Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Chương trình xiếc "Đi cùng năm tháng".

Chương trình “Đi cùng năm tháng” do NSƯT Tống Toàn Thắng viết kịch bản và dàn dựng, với sự tham gia của 2 đoàn biểu diễn thuộc Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Bằng ngôn ngữ của nghệ thuật xiếc, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng được khắc họa chân thực, cụ thể nhưng không kém phần lãng mạn. 

NSƯT Tống Toàn Thắng cho biết, các hoạt cảnh về người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng nhiều loại hình của xiếc như: Đu bay, nhào lộn, thăng bằng, đu dây, sức mạnh đôi tay, xiếc thú… Mở đầu chương trình là hoạt cảnh “Cúc ơi” tưởng nhớ 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc; tiếp đến là các hoạt cảnh “Huyền thoại mẹ”, “Lê Anh Nuôi”, “Chiếc gậy Trường Sơn”, “Tây Nguyên đại ngàn”…

Trong chương trình, nhiều ca khúc cách mạng được sử dụng để làm nổi bật chủ đề về người chiến sĩ Việt Nam. 

Chương trình VTV Đặc biệt “Đường về” 

Chương trình VTV Đặc biệt tháng 7 là bộ phim tài liệu “Đường về”, lên sóng VTV1 vào tối 24-7, mang đến những câu chuyện cảm động về người mẹ trong hành trình tìm mộ liệt sĩ. 

Năm 2002, sau nhiều năm tìm kiếm, mẹ Lưu Thị Hinh ở Ninh Bình tìm được hài cốt của người con trai - liệt sĩ Đinh Duy Tuân, tại An Giang. Vì nhiều lý do, gia đình để phần mộ anh lại đây và lập bàn thờ, thờ từ xa.

Năm 2018, đến thắp hương tại mộ, gia đình mẹ Hinh mới biết hài cốt đã không còn ở đó 8 năm nay, mà được gia đình mẹ Hà Thị Xuân cùng quê Ninh Bình chuyển về xây cất tại nghĩa trang dòng họ ở địa phương.

Hai bà mẹ 83 tuổi đã phải đứng trước quyết định đau xót: Khai quật mộ để xét nghiệm ADN. Thế nhưng, điều xót xa nhất không chỉ nằm ở đó...

Nhiều chương trình nghệ thuật hướng tới Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Hình ảnh trong phim tài liệu "Đường về".

Lựa chọn đề tài tìm mộ liệt sĩ, nhưng không đi theo hướng khai thác những vấn đề cũ, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư quyết định chọn một hướng đi riêng, kể về câu chuyện nhầm lẫn khá hy hữu của hai bà mẹ liệt sĩ có con cùng tên, cùng quê quán, nhập ngũ cùng năm, hy sinh cùng năm, chỉ khác họ và tên đệm.

Theo đuổi đề tài hơn một năm, vượt qua nhiều khó khăn và nghi ngại của gia đình các nhân vật, đạo diễn Quỳnh Tư và ê kíp đã ghi lại được những thước phim sống động, mô tả chân thực diễn biến tâm lý của gia đình hai bên, đặc biệt là hai bà mẹ trong quá trình tìm lại con.

Với nhiều chi tiết đắt giá, những hình ảnh chân thực, VTV Đặc biệt “Đường về” mang đến lát cắt khác về những mất mát, hy sinh của nhiều gia đình liệt sĩ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • [Video] Hương sắc Quảng Phú Cầu
    Có tuổi đời hơn trăm năm, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Đến với Quảng Phú Cầu là đến với những gam màu rực rỡ, đến với những người làm nghề thân thiện, hiền hòa. Mặc cho những biến đổi của đời sống xã hội, những thăng trầm của thời gian, người dân nơi đây vẫn gắn bó cùng nghề làm hương truyền thống ông cha để lại.
  • Lãnh đạo quận Hoàng Mai thăm hỏi nạn nhân bị cây đổ do bão số 3
    Sáng 7/9, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã đến thăm hỏi, động viên nạn nhân trong vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt), do ảnh hưởng của bão số 3.
  • Người dân Hà Nội không nên ra khỏi nhà khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
  • Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội gió mạnh nhất từ chiều tối đến đêm ngày 7/9, cảnh báo nguy cơ ngập lụt
    Theo bản tin bão khẩn cấp - cơn bão số 3 do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát lúc 14 giờ ngày 7/9, thời điểm gió mạnh nhất tại Hà Nội trong khoảng từ chiều tối đến đêm ngày 7/9; mưa to đến rất to tập trung từ chiều ngày 7/9 đến sáng 8/9 khả năng gây ngập lụt.
  • Huyện Chương Mỹ trực ban 24/24 giờ ứng phó với bão số 3
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức đã Điện tới UBND các xã, thị trấn; Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện; Công ty Điện lực Chương Mỹ; Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Chương Mỹ; Các phòng, ban, ngành, các đơn vị trên địa bàn huyện về việc ứng phó với bão số 3.
  • Bão số 3 Yagi giảm 1 cấp, không còn là siêu bão, nhưng sức tàn phá còn rất lớn
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, siêu bão Yagi có thể có gió cấp 10 - cấp 12, giật cấp 14 khi vào đất liền và có sức tàn phá rất lớn.
  • Quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật "Đất và người Tây Hồ"
    Cuộc thi được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, văn hoá, du lịch của quận Tây Hồ đến với Nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Đây là cuộc thi nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Trưng bày tài liệu “Hà Nội và những Cửa Ô”: Kể câu chuyện lịch sử các Cửa Ô Thăng Long - Hà Nội
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa Ô”. Trưng bày dự kiến diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội (19C, quận Hoàn Kiếm) ngày 9/10/2024.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Kỳ 1 - Tấm gương sáng vùng biển
    Buổi chiều trên bãi biển, nắng khá gắt nhưng gần biển nên có gió khiến cho cái nóng nực trong người Hải cũng vơi bớt. Anh ngồi chơi uống nước và phóng tầm mắt ra xa nhìn những liếp cá do người dân phơi nổi bật dưới cái nắng gắt...
  • Trao 8 giải thưởng cho các tài năng nghệ thuật sáng tạo Việt Nam
    Chiều ngày 5/9, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp với Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới (WYO) tổ chức lễ trao giải Dự án “Âm thanh tình anh em, khám phá các tài năng - Sounds of Brotherhood".
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
Nhiều chương trình nghệ thuật hướng tới Ngày Thương binh - Liệt sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO