Nhan sắc Hoàng quý phi vừa bị phế truất vì bất trung ở Thái Lan
Theo tienphong.vn|22/10/2019 22:04
Ba tháng sau khi được sắc phong làm Hoàng quý phi, bà Sineenat Wongvajirapakdi bất ngờ bị Quốc vương Thái Lan phế truất khỏi tất cả các tước hiệu vì "không hài lòng với vị trí của mình, và làm mọi thứ để vươn lên ngai hoàng hậu".
Bà Sineenat Wongvajirapakdi (34 tuổi) sinh ngày 26/1/1985, tại tỉnh Nan (phía Bắc Thái Lan). Bà có biệt danh “Koi”, nghĩa là “ngón tay nhỏ”.
Bà từng theo học tại trường tiểu học Rajapiyorasa Yupparachanusorn và trường trung học Thawangphapittayakhom (quận Tha Wang Pha, tỉnh Nan).
Năm 2008, bà nhận bằng Cử nhân Điều dưỡng tại Đại học Điều dưỡng Quân đội Hoàng gia Thái Lan.
Sau đó, bà tiếp tục tham gia một số khóa huấn luyện quân sự, tốt nghiệp khóa học do trường chỉ huy và Tham mưu trưởng quân đội tổ chức vào năm 2017.
Cùng lúc đó, bà hoàn thành chương trình huấn luyện trên không vào năm 2015 và khoá học tại trường Không quân Thủy quân lục chiến năm 2017.
Ngoài Thái Lan, bà Sineenat còn có một thời gian học lái máy bay tại Đức.
Từ năm 2017, bà chính thức trở thành vệ sĩ hoàng gia.
Trước khi trở thành Hoàng quý phi, bà Sineenat cũng xuất hiện trong lễ đăng cơ của vua Vajiralongkorn vào tháng 5/2019.
Bà Wongvajirapakdi được phong làm Hoàng quý phi vào ngày 28/7, nhân dịp sinh nhật lần thứ 67 của Quốc vương Maha Vajirusongkorn. Lễ sắc phong diễn ra ngay sau khi Quốc vương kết hôn với cựu chỉ huy lực lượng cận vệ Suthida Tidjai, 41 tuổi, và phong bà làm Hoàng hậu chỉ vài ngày trước khi ông làm lễ đăng quang hồi tháng 5.
Đây là lần đầu tiên trong gần một thế kỉ, hoàng gia Thái Lan có Hoàng quý phi, bởi các Quốc vương trước đều theo chế độ một vợ một chồng.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 3 tháng sau, Quốc vương Maha Vajirusongkorn bất ngờ tuyên bố vừa tước hết danh hiệu của Hoàng quý phi 34 tuổi.
Thông báo của hoàng gia Thái Lan cho biết bà Sineenat phạm tội bất trung, tìm cách lật đổ hoàng hậu Suthida, thay vua đưa ra nhiều mệnh lệnh, chống lại cả nhà vua và hoàng hậu.
"Hành động của bà thể hiện sự bất trung, vô ơn và không phù hợp với sự ân sủng của nhà vua", thông cáo của hoàng gia Thái Lan khẳng định.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị liên quan của Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.
Sáng 21-11, tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Tổng Cục Thuế và UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố”, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức buổi tọa đàm “Không gian văn hóa của hội Trí Tri Bắc Kì và lịch sử chữ Quốc ngữ”. Buổi tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn quá trình hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, những đóng góp quan trọng của chí sĩ Nguyễn Văn Tố - một trí thức tiêu biểu, tiên phong cổ vũ phong trào học, sử dụng chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ 20.
Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).