Nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương và Tình yêu cổ tích

kinhtedothi| 19/05/2022 06:54

Vừa xong lễ 49 ngày của chồng (nhạc sĩ Hồng Đăng), tôi vội vã đến thăm ông - nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương. Nằm thiêm thiếp trong căn phòng như bệnh viên thu nhỏ với chằng chịt máy móc, dây, ống; thấy tiếng người, ông hé mắt nhìn tôi, đôi mắt muốn nói.

Tôi nắm tay ông, nói câu đùa quen thuộc để khỏa lấp nước mắt. Thương ông, thương người phụ nữ yêu ông tận tâm và dâng hiến đang hoang mang trước ngưỡng chia tay.
Khi về già, nhà văn, nhà viết kịch Lê Phương được vợ - nhà viết kịch Trịnh Thanh Nhã tận tâm chăm sóc.
Khi về già, nhà văn, nhà viết kịch Lê Phương được vợ - nhà viết kịch Trịnh Thanh Nhã tận tâm chăm sóc.

Cặp đôi Lê Phương- Trịnh Thanh Nhã gặp nhau khi kịch bản tốt nghiệp Truyện cổ tích dành cho tuổi 17 của bà được ông hướng dẫn và đưa vào sản xuất. Họ yêu nhau, đến với nhau thành cặp biên kịch hết sức ăn ý. Người phụ nữ tưởng như mạnh mẽ, quyết đoán, ăn sóng nói gió hoàn toàn bị tình yêu khuất phục. Tinh yêu đi qua hết thời tuổi trẻ cho đến khi ông ngày một yếu- chống gậy, ngồi xe lăn rồi nằm bệnh viện nhiều hơn ở nhà- lúc nào chị cũng chăm ông như chăm đứa trẻ lười ăn, ham chơi. Chuyện tình cổ tích hơn 30 năm của họ đầy sóng gió, đầy yêu thương và ngập tràn hạnh phúc.

Cố nhạc sĩ Hồng Đăng (bên trái) và cố nhà văn, nhà viết kịch Lê Phương (bên phải) vẫn thường xuyên thăm nom, trò chuyện khi sức khỏe cho phép.
Cố nhạc sĩ Hồng Đăng (bên trái) và cố nhà văn, nhà viết kịch Lê Phương (bên phải) vẫn thường xuyên thăm nom, trò chuyện khi sức khỏe cho phép.

Nhà văn Lê Phương và chồng tôi- nhạc sĩ Hồng Đăng- chơi với nhau từ những ngày đầu giải phóng Thủ đô. Nhóm văn nghệ sĩ trẻ ở nhiều lĩnh vực: Khánh Dư (quay phim), Lưu Công Nhân (họa sĩ), Trần Quốc Vượng (sử học), Lê Phương, Chu Phú, Chính Yên (nhà báo)...  lúc ấy tụ thành một nhóm đầy khát vọng sáng tạo, tìm tòi.

Anh lính trẻ Nguyễn Văn Tiến từng máu mê trinh thám, phiêu lưu từng hoạt động đặc tình chuyển sang làm báo nổi tiếng với bút danh Lê Phương rồi trình làng văn chương tiểu thuyết Bất khuất. Chất trinh thám, phiêu lưu tạo cho cuốn tiểu thuyết sức hấp dẫn đặc biệt với người đọc thời kỳ ấy. Trong 15 năm, ông ra đời liên tục bảy cuốn tiểu thuyết trong đó Thung lũng Cô tan gây xôn xao văn đàn. Bảy cuốn tiểu thuyết ở bảy lĩnh vực khác nhau định danh Lê Phương- nhà văn ăn khách, tiểu thuyết của ông tái bản nhiều lần. Ông chẳng quan tâm sách mình được in bao nhiêu, tái bản mấy lần, ông kể thỉnh thoảng ra hiệu sách thấy sách mình tái bản.

Máu phiêu lưu đẩy ông sang với điện ảnh bởi chán đời sống công chức ngày ngày 8 tiếng chôn chân trong văn phòng. Và đến với điện ảnh, ông cũng để lại những dấu ấn không nhỏ. Ông là tác giả kịch bản của nhiều bộ phim ăn khách. Những bộ phim do ông viết kịch bản như Nơi gặp của tình yêu, Câu lạc bộ không tên, Đêm hội Long trì, Cơn lốc biển, Biệt động Sài gòn 4 tập (cùng với Nguyễn Thanh)... đã một thời làm mưa làm gió phòng vé các rạp phim trên toàn quốc.

Cuộc phiêu lưu với điện ảnh cho ông thỏa chí giang hồ xê dịch, cho ông bà Nhã, người bạn đời yêu và tôn thờ ông vô điều kiện, cho ông nhiều đàn em là những nhà biên kịch như Dương Thu Hương, Hoàng Nhuận Cầm, Đỗ trí Hùng, Đặng Huy Quyển..., nhà quay phim Trần Hùng luôn tôn ông làm Đại ca.

Làm việc hết mình, cũng rong chơi hết mình, ông quảng giao và được bạn bè yêu mến. Bạn thân của bà Nhã, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà báo Chu Thu Hằng, nhà biên kịch Phương Lan nhận là các bà ba, tư năm cùng gọi bà Nhã là chị Hai, ông bà như gia đình thứ hai của họ. Đêm 14/5 trang Facebook của nhà văn Thu Huệ đăng "Tối nay, bốn chị em Trịnh Thanh Nhã, Chu Thu Hằng, Phương Lan tiễn ông- nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương đi chơi xa một chuyến dài thật dài…

Ông yên tâm nhé, ba chị em em sẽ luôn bên cạnh chị Nhã, vì chúng ta luôn là một gia đình ông nhỉ. Giờ thì ông tha hồ rong chơi như bao năm nay, nhất là nơi ấy có quá nhiều bạn quý

Mấy chị em chào ông, con người  tài hoa, trí tuệ sống trọn đời với đam mê và tình yêu dành người bạn đời vĩ đại Trịnh Thanh Nhã."

Ông đã sống và ra đi thật hạnh phúc giữa vòng tay những người thương yêu. Vĩnh biệt ông.

Nhà văn Lê Phương tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1933 tại làng Thiết Úng, thôn Vân Hà, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Ông tham gia quân đội năm 16 tuổi. Ông là tác giả các tiểu thuyết: Bất khuất ( về vùng mỏ), Pháo đài 44 (về các chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng, 1965); Thung lũng Cô Tan (địa chất, 1973); Bạch Đàn (lâm nghiệp, 1975); Ngã Ba thời gian (thuỷ lợi, 1978); rồi Bông mai mùa lạnh, Vết xích đường mòn…, các kịch bản điện ảnh: Nơi gặp của tình yêu, Biệt động Sài Gòn, Câu lạc bộ không tên... và các kịch bản truyền hình: Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ, Sống mãi với Thủ đô, Con nhện xanh, Ngã ba thời gian…

(0) Bình luận
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
  • Lê Bá Thự và những dấu ấn trong dịch thuật, sáng tác
    Trong 303 trên tổng số 436 trang của tập sách “Lê Bá Thự - Tiểu luận & phê bình văn học”, Lê Bá Thự đã giới thiệu ngắn gọn về 30 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ của Ba Lan mà ông đã dịch sang tiếng Việt.
  • Thêm nhiều đầu sách mùa Trung thu cho thiếu nhi
    Nhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.
  • “Theo dấu chân Người”: Cuốn truyện ký đặc sắc về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đánh giá, cuốn “Theo dấu chân Người” của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú là truyện ký với những tư liệu chính xác, có thật trong cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn, cốt cách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đem đến bạn đọc hôm nay một tình cảm lớn hơn, sâu sắc hơn, một cách nhìn rộng mở, khoa học, nhân văn và đầy tư tưởng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • “Rèn nhân cách – Luyện tài năng”: Bộ sách làm sáng rõ thêm những phẩm cách cao quý của Bác Hồ
    Nhân dịp kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), NXB Kim Đồng ra mắt độc giả bộ sách "Rèn nhân cách – Luyện tài năng" gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm. Bộ sách giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương và Tình yêu cổ tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO