Người ''thổi hồn'' vào quạt giấy

Hanoimoi| 06/09/2022 10:03

Từng tham gia lực lượng thanh niên xung phong khắc phục hậu quả chiến tranh, khi trở về cuộc sống đời thường, bà Nguyễn Thị Tuấn (sinh năm 1960) ở xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) đã tích cực tham gia phát triển kinh tế. Điều đặc biệt là bà Tuấn góp công lớn “thổi hồn” vào nghề làm quạt giấy truyền thống, đưa sản phẩm này có sức sống trở lại.

Người ''thổi hồn'' vào quạt giấy
Bà Nguyễn Thị Tuấn với những sản phẩm quạt giấy Chàng Sơn do mình sản xuất.

Khởi nghiệp ở tuổi 50

Năm 1977, khi mới 17 tuổi, nghe theo tiếng gọi của đất nước và muốn góp một phần nhỏ bé vào công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, cô thôn nữ Nguyễn Thị Tuấn đã tình nguyện lên đường đi thanh niên xung phong ở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). “Tôi cùng đồng chí, đồng đội tham gia đào kênh, đắp đất, mở đường cho vùng kinh tế mới. Thời điểm đó, khắp vùng Bảo Lộc đều là “rừng thiêng, nước độc”. Rau không có đủ ăn, chúng tôi phải lấy lá rừng chua nấu canh chan hạt bo bo. Tuy gian khổ nhưng không nản chí, cũng thấy vui”, bà Tuấn bồi hồi kể.

Năm 1978, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bà Tuấn về quê hương, trở thành cô nuôi dạy trẻ và gia nhập Hội Cựu thanh niên xung phong từ năm 2010. Năm 2017, bà được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong xã Chàng Sơn.

Với mong muốn giữ nghề, tạo công ăn việc làm cho đồng đội ở địa phương, bà Tuấn đã khởi nghiệp với nghề làm quạt giấy khi bước sang tuổi 50. “Ai cũng biết, xã Chàng Sơn nơi tôi sinh sống có nghề làm quạt giấy truyền thống nhưng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Không đành lòng nhìn sản phẩm gắn bó với mình từ tấm bé đang dần mai một, tôi luôn nung nấu ý tưởng đưa quạt giấy quê hương đến với nhiều du khách quốc tế. Tôi tin mình và những nghệ nhân trong làng có thể sáng tạo ra các sản phẩm đẹp, tinh tế hơn những loại quạt đang bán trên thị trường”, bà Tuấn chia sẻ thêm.

Từ sản phẩm quạt giấy truyền thống, với công dụng chính là quạt mát, bà Nguyễn Thị Tuấn đã mày mò, nghiên cứu và đầu tư cải tiến sản phẩm để biến những chiếc quạt đơn sơ thành sản phẩm trang trí, quà lưu niệm… Thương hiệu quạt giấy Chàng Sơn ra đời và được bà giới thiệu ở những sự kiện văn hóa, lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Những chiếc quạt nhỏ cũng theo chân du khách đến với nhiều quốc gia. Từ mô hình khởi nghiệp quạt giấy của mình, bà Tuấn đã truyền nghề, tạo việc làm cho nhiều con em cựu thanh niên xung phong và phụ nữ trong xã Chàng Sơn.

Tấm gương vì cộng đồng

Không chỉ tích cực phát triển kinh tế, bà Tuấn còn đi đầu trong tham gia công tác xã hội. Mỗi năm, bà ủng hộ hàng chục triệu đồng cho các hoạt động của Hội Cựu thanh niên xung phong địa phương cũng như thành phố để giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện với cương vị là Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong xã Chàng Sơn, bà Tuấn càng thêm quan tâm tới đồng đội thông qua việc vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, động viên tinh thần để họ vơi đi những nỗi buồn về bệnh tật, gia cảnh. Bà cũng hỗ trợ nhiều gia đình vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Còn với những đồng đội ốm đau, bệnh tật, ngoài sự giúp đỡ của riêng cá nhân, bà Tuấn còn kêu gọi quyên góp trên mạng xã hội để cộng đồng chung tay ủng hộ. Chính vì thế, đến nay, mỗi dịp gặp lại, nhiều người từng được bà Tuấn giúp đỡ luôn biết ơn tấm lòng của người cựu thanh niên xung phong giàu lòng nhân ái.

Đồng hành cùng bà Tuấn trong các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ đồng đội, bà Cấn Thị Nhị (xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất) cho biết: “Cô Tuấn là người hết lòng vì đồng đội. Nhiều năm nay, hễ có người cần giúp đỡ, cô sẵn sàng tìm đến hỗ trợ. Tấm lòng nhân hậu của cô Tuấn luôn là nguồn động lực và truyền cảm hứng làm việc thiện cho chúng tôi”.

Còn Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Thạch Thất Cấn Xuân Bình nhận xét: “Chị Nguyễn Thị Tuấn là cán bộ hội tiêu biểu của huyện nhiều năm qua. Không chỉ thể hiện khát vọng mạnh mẽ của cựu thanh niên xung phong, khởi nghiệp làm giàu chính đáng từ đôi tay và khối óc của mình, chị luôn thương yêu, sẵn sàng đùm bọc, giúp đỡ mọi người xung quanh. Từ năm 2019 đến năm 2022, gia đình chị đã ủng hộ 120 triệu đồng xây dựng trụ sở UBND xã Chàng Sơn, ủng hộ 20 triệu đồng cho Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19; ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” 15 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn vận động các nhà hảo tâm ủng hộ hơn 60 triệu đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch; cho hội viên vay vốn không lấy lãi và đóng góp nhiều khoản thiện nguyện khác...”.

Với những cống hiến của mình, bà Nguyễn Thị Tuấn đã vinh dự nhận Bằng khen của Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam năm 2020, 2021; Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cụm gia đình cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi, giai đoạn 2016-2020. “Phần thưởng quý giá nhất là lan tỏa tình yêu thương, được giúp đỡ, sẻ chia với những đồng đội khó khăn của mình trong cuộc sống”, bà Nguyễn Thị Tuấn chia sẻ thêm.

(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích gắn với phát triển du lịch văn hóa
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định “Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh” nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức "Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh".
  • Rõ ràng tiêu chí, phương án tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã
    Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành. Trong Đề án, Chính phủ đã chỉ rõ các nguyên tắc và phương án tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã.
Đừng bỏ lỡ
Người ''thổi hồn'' vào quạt giấy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO