Người dân miền Trung vật vã dưới nắng nóng trên diện rộng
Tienphong|22/04/2019 11:35
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh xảy ra nắng nóng gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ đỉnh điểm lên tới 43 độ C. Nắng nóng với nền nhiệt cao khiến cuộc sống người dân đảo lộn.
Từ sáng sớm, nắng bắt đầu xuất hiện, hơi nóng hầm hập tỏa ngược lên từ đường nhựa, mọi người ra đường với trang phục kín mít. Hơn 11h trưa, ngày 21/4, khắp thành phố Hà Tĩnh nhà nhà cửa đóng then cài để “tránh nóng”. Tại khu vực chợ Vườn Ươm, dù là ngày nghỉ nhưng do nắng gay gắt nên chợ tan rất sớm.
Tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khi nhiệt độ là 39 độ C, người dân phải đi sớm về muộn để tránh nắng.
Tại các huyện miền núi của Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn… nắng nóng làm nguồn nước từ các khe, giếng cạn kiệt làm đảo lộn cuộc sống của người dân nơi đây. Nhiều nơi người dân phải chắt chiu từng gáo nước ở bản Long Kèo, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, người dân phải đi hàng km gùi nước từ khe suối về sử dụng.
Để giảm nhiệt, oi bức, phụ huynh cho trẻ đến khe suối để tắm mát hoặc vào các hang động tự nhiên để trú ngụ tạm thời. Điều này cũng khiến nguy cơ đuối nước tăng cao. Ngày 20/4, hai nam sinh Phạm Văn H. (SN 2000), Trần Văn C. (SN 2001) cùng trú tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, bị đuối nước thương tâm khi rủ nhau xuống sông tắm.
Còn tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, những ngày nắng nóng này, bệnh nhân nhi tăng đột biến. Ước tính mỗi ngày, các bác sĩ ở đây khám và điều trị cho 900-1.200 trẻ. Nhiều trẻ có các triệu chứng liên quan đến bệnh dịch mùa hè chuyển thời tiết từ viêm da cho đến ho, sốt, tiêu chảy.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ, đợt nắng nóng có thể kéo dài 5 đến 7 ngày tới.
Nền nhiệt buổi trưa tại TT-Huế trong 3 ngày từ 19 đến 21/4 luôn duy trì ở mức cao, dao động từ 38 đến 39,5 độ C, có nơi như Nam Đông đến 40,5 độ C. Nắng nóng làm gần 1.000 ha lạc đông xuân tại thị xã Hương Trà bị khô chết, nhiễm bệnh hàng loạt do thời tiết khắc nghiệt, dẫn tới nguy cơ mất trắng hoàn toàn.
Tại huyện Phú Lộc, hơn 200 ha lúa thuộc xã Lộc Tiến đến kỳ kết đòng nhưng không có nước tưới nên khô chết dần, năng suất giảm còn 5 đến 10%, nên gần như chỉ để làm thức ăn cho trâu bò.
Tại khu vực đồi thông cảnh quan Thiên An, xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy), nắng nóng với nền nhiệt cao bất thường khiến rừng trồng thuộc quản lý của Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong bốc cháy trong đêm, thiêu rụi hơn 200 cây thông từ 15 đến 25 năm tuổi.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị liên quan của Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.
Sáng 21-11, tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Tổng Cục Thuế và UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố”, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức buổi tọa đàm “Không gian văn hóa của hội Trí Tri Bắc Kì và lịch sử chữ Quốc ngữ”. Buổi tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn quá trình hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, những đóng góp quan trọng của chí sĩ Nguyễn Văn Tố - một trí thức tiêu biểu, tiên phong cổ vũ phong trào học, sử dụng chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ 20.
Sáng 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” – sáng kiến quan trọng do Bộ Chính trị phát động.
Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.