Nghệ sĩ cũng cần học cách sử dụng mạng xã hội

KTĐT| 27/06/2021 15:53

Trong bức tranh mạng xã hội của nghệ sĩ Việt gần đây, những mảng màu tối có phần lấn át, khiến nhiều nghệ sĩ tan tành sự nghiệp.

Tuy nhiên, cũng không hẳn nghệ sĩ Việt biết sử dụng mạng xã hội để lan tỏa những điều tốt đẹp, tác động tích cực đến đời sống của nhiều người, đặc biệt những người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, bão lũ.Trong một chương trình hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng dịch bệnh tiêu thụ sản phẩm do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ NN&PTNT và một số đơn vị tổ chức, NSƯT Xuân Bắc đã livestream bán được 100 tấn vải, 12 tấn mận, 800 - 900 trái bí đao cho nông dân. Trên Facebook cá nhân, MC Quỳnh Hoa - Phó Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh cũng liên tục cập nhật hình ảnh, thông tin về hoạt động chung tay chống dịch mà cô và nhiều nghệ sĩ khác đang góp sức. Nhiều nghệ sĩ cũng kêu gọi cộng đồng cùng đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 bằng việc chia sẻ ảnh chụp màn hình quyên góp. Ca sĩ Tùng Dương, ca sĩ Tuấn Hưng cũng từng dùng các trang mạng cá nhân để live stream thực hiện các show diễn, kêu gọi các fan hâm mộ cùng chung tay với nghệ sĩ ủng hộ bà con vùng dịch. Ngay sau đó, mạng xã hội cũng là kênh thông tin kể họ công khai số tiền ủng hộ, hành động và địa chỉ cụ thể nhận được các tấm lòng đó.Xuân Bắc cho biết anh đang kêu gọi thêm nhiều nghệ sĩ cùng tham gia các livestream bán nông sản cho nông dân hiện đang rất khó khăn vì đại dịch. Chia sẻ về sự kiện hát và kêu gọi ủng hộ chống dịch của mình, Tùng Dương thay mặt ca sĩ Tuấn Hưng bày tỏ: “Bắc Giang, Bắc Ninh đều là quê hương thứ hai mà tuổi thơ tôi có một quãng thời gian dài gắn bó. Lúc này, cả nước chúng ta đang chung tay hướng về tâm dịch. Hãy đặt mình vào vị trí của những người ở đó, chúng ta mới hiểu được sự hy sinh thầm lặng của họ. Những người hùng áo trắng, những người chiến sĩ đang rất khó khăn, phải gồng lên chống dịch”.

Ngoài ra, Tuấn Hưng cũng cho biết nghệ sĩ thời dịch dù rất vất vả, không có chương trình biểu diễn nhưng cũng còn đỡ khó khăn hơn nhiều ngành nghề khác. Cũng vì dịch bệnh không thể tập trung đông người xem biểu diễn nên Tùng Dương, Tuấn Hưng đã nhờ nền tảng công nghệ số để hát trực tiếp, vừa kêu gọi ủng hộ vừa cổ vũ tinh thần chống dịch cho tất cả mọi người.

NSƯT Xuân Bắc cho rằng với ảnh hưởng của mình, các nghệ sĩ nên sử dụng mạng xã hội để lan tỏa những điều tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Và để làm được điều này, nghệ sĩ phải tu dưỡng hằng ngày. Anh cũng kêu gọi khán giả văn minh nên dành sự quan tâm đến những điều tốt đẹp để nhân lên điều tốt, đẩy lùi cái xấu. Là đại sứ thiện chí của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Xuân Bắc cho biết anh đang tiếp tục sử dụng mạng xã hội và sự ảnh hưởng của mình để kêu gọi xã hội chung tay chăm sóc cho 5.000 trẻ em đang phải cách ly và sắp tới sẽ là khoảng 42.000 trẻ bị ảnh hưởng bởi Covid-19.Lý giải về việc nghệ sĩ Việt người biết lan tỏa hành động ứng xử đẹp, người liên tục "vạ miệng" trên mạng xã hội, chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành cho rằng xưa nay nổi tiếng dễ đi đôi với tai tiếng, nghệ sĩ quốc tế cũng có nhiều vụ vạ miệng. Theo ông Thành, những người nổi tiếng đã nhận được rất nhiều sự ưu ái của xã hội thì cũng nên trả lại cho xã hội bằng nhiều việc làm có ích của mình cả ngoài đời lẫn trên mạng. Để làm được điều đó, nghệ sĩ phải học, học làm người nổi tiếng, học cách ứng xử với công chúng, học cách đáp lại những lời chỉ trích và học cách sử dụng mạng xã hội một cách văn minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ cũng cần học cách sử dụng mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO