Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa: Cùng gia đình giữ lửa nghệ thuật múa rối nước

Ly Ly| 06/08/2022 16:54

Nếu ai có dịp đến với phường múa rối nước dân gian Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) hẳn đều được nghe đến “gia đình rối nước” hay “rối gia đình” với 7 thành viên cùng tham gia sinh hoạt, biểu diễn. Đó là gia đình nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa đêm ngày miệt mài giữ lửa nghệ thuật múa rối nước truyền thống của quê hương.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa: Cùng gia đình giữ lửa  nghệ thuật múa rối nước
NNƯT Nguyễn Thị Thỏa (hàng sau, thứ 3 từ trái sang) cùng các thành viên trong gia đình tham gia phường múa rối nước dân gian Đào Thục.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa sinh ra và lớn lên ở làng Đào Thục - vùng quê nổi tiếng với phường múa rối nước truyển thống có tuổi đời hơn 300 năm. Sớm có niềm đam mê với văn hóa truyền thống của cha ông, ngay từ khi lên 8 tuổi, cô bé Thỏa đã học lén các cô bác trong đội chèo của làng; rồi cùng chúng bạn lấy bèo tây và đất sét tạo ra những quân rối để biểu diễn trên mặt ao, mặt mương. 
“Từ nhỏ, tôi đã yêu thích những làn điệu chèo, những tích trò trong múa rối nước. Lớn lên tôi tham gia câu lạc bộ văn nghệ của thôn, được theo đuổi môn nghệ thuật múa rối nước Đào Thục (từ năm 2000). Khi trưởng thành xây dựng gia đình, tôi may mắn được làm dâu trong một gia đình yêu thích văn hóa, văn nghệ. Bố chồng tôi là cố nghệ nhân Đặng Minh Hải, nguyên  phó trưởng phường múa rối nước Đào Thục. Cụ là một trong những nghệ nhân say sưa với nghề, có công trong việc khôi phục lại nghệ thuật múa rối nước của quê hương. Và chính ông đã truyền ngọn lửa đam mê với nghệ thuật múa rối nước truyền thống cho tôi và các thành viên trong gia đình”, NNƯT Nguyễn Thị Thỏa chia sẻ về mối lương duyên đặc biệt với múa rối nước của mình.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa: Cùng gia đình giữ lửa  nghệ thuật múa rối nước
NNƯT Nguyễn Thị Thỏa (hàng trên cùng, bên phải) cùng với đồng nghiệp chào khán giả sau buổi biểu diễn múa rối nước truyền thống.

Từ đó, múa rối trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của NNƯT Nguyễn Thị Thỏa.  Cũng như các thành viên trong gia đình, bà Thỏa luôn trăn trở  cần phải làm gì để góp sức bảo tồn, phát triển múa rối nước truyền thống của Đào Thục nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bởi lẽ, người muốn theo nghề này phải có đam mê và tình yêu đủ lớn mới gắn bó lâu dài. Để cùng “xắn tay” gìn giữ, phát triển phường rối Đào Thục, ngày ngày NNƯT Nguyễn Thị Thỏa cùng các thành viên trong gia đình vừa làm tốt công tác tuyên truyền vận động các nghệ nhân, vừa tích cực động viên bà con phường rối tiếp tục phát huy truyền thống, nguyện kế tục trung thành và xuất sắc nghệ thuật múa rối nước mà Tổ nghề và các thế hệ cha ông truyền lại. 
“Với trách nhiệm của những người luôn tiên phong và kiên trì trong sứ mệnh bảo tồn và phát triển loại hình di sản văn hóa phi vật thể cao quý này, chúng tôi luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của phường rối như: tập luyện, biểu diễn, tu sửa con rối; khai thác những tích trò mới, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn; hướng dẫn du lịch, truyền thông nhằm đưa nghệ thuật múa rối nước đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; tăng cường công tác vận động, truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp nối nghiệp… Các thành viên trong gia đình tôi đều chung một tâm niệm là nếu có thể cống hiến được càng nhiều cho múa rối nước thì luôn sẵn sàng”, NNƯT Nguyễn Thị Thỏa chia sẻ. 
Với những đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc qua loại hình nghệ thuật múa rối nước truyền thống, NNƯT Nguyễn Thị Thỏa và gia đình vinh dự nhiều lần được tặng thưởng bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác. Trong đó, cá nhân bà được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú bởi thành tích cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (năm 2019); Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng do có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, thể thao và du lịch (năm 2020)… Cùng với đó, gia đình nghệ nhân được tặng giấy khen của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về đạt gia đình văn hóa tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6 (năm 2022); nhiều năm được UBND huyện Đông Anh tặng giấy khen cho hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tốt”… 
“Bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc là một trong nhiều hoạt động của gia đình tôi với mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh góp phần tạo nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc, là động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Việc lan tỏa và và tôn vinh các gia đình văn hóa tiêu biểu, gia đình văn hóa có truyền thống trong bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn Thủ đô sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh và việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ tương lai của Thủ đô và đất nước”, NNƯT Nguyễn Thị Thỏa cho biết.
Đến nay, gia đình NNƯT Nguyễn Thị Thỏa đã có 3 thế hệ theo nghề múa rối nước truyền thống ở phường múa rối nước dân gian Đào Thục. Họ cùng với những nghệ nhân của phường rối vẫn đang viết tiếp truyền thống văn hóa tốt đẹp trong nghệ thuật múa rối của gia đình, của quê hương. Mỗi lần có chuyến lưu diễn nước ngoài, NNƯT Nguyễn Thị Thỏa và anh em trong phường rối lại dồn tâm sức đưa nét đẹp của nghệ thuật diễn xướng dân gian truyền thống đến với bạn bè khắp năm châu thế giới, và hi vọng đến một ngày rối nước Việt Nam sẽ trở thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thỏa cũng mong muốn, múa rối nước Đào Thục sớm được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
(0) Bình luận
  • Độc đáo thơ đố của Phạm Đình Ân
    Nhà thơ Phạm Đình Ân là tác giả thơ trữ tình, phê bình văn học, thơ văn dành cho thiếu nhi... lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp. Riêng viết cho thiếu nhi, ông là một tác giả nổi trội, bền bỉ sáng tác suốt gần 50 năm qua, đạt nhiều thành tựu. “Vui cùng thơ đố” (NXB Phụ nữ, 2023) là tập thơ thứ hai của Phạm Đình Ân về thơ đố, cũng là đầu sách thứ hai mươi của tác giả này dành cho thiếu nhi - không kể 20 tập sách hợp thành ba đầu sách biên soạn.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên: “Viết cho thiếu nhi thật ra không dễ chút nào”
    Nhà văn Bùi Tiểu Quyên “khởi nghiệp văn chương” từ năm 2008 và những năm gần đây đặc biệt gây tiếng vang với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ngòi bút tinh tế, trong trẻo, dí dỏm thấm đượm tình yêu, lòng ham học hỏi đã chinh phục hàng ngàn trái tim độc giả, đặc biệt là độc giả thiếu nhi - thiếu niên. Không chỉ vậy, các tác phẩm của chị cũng được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái nhiều giải thưởng. Cùng phóng viên Người Hà Nội lắng nghe chia sẻ của chị xung quanh những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công ấp ủ…
  • Làm báo nơi vùng giải phóng
    Tôi học và bắt đầu viết báo từ năm 1974, tại một vùng đất mới giải phóng - đó là Quảng Trị. Nơi ấy lúc bấy giờ là miền đất đói nghèo, đau thương nhưng cũng biết mấy can trường, biết bao thương nhớ… Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, ấy là vùng quê: “Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao, ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng…”.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • Hà Nội dành 122,627 tỷ đồng tri ân người có công dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 2/7 tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định mức chi tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, người có công, cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • SHB và Học viện Ngân hàng hợp tác toàn diện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
    Hai bên sẽ tăng cường hợp tác nhằm khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, kinh nghiệm nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa: Cùng gia đình giữ lửa nghệ thuật múa rối nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO